Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Bà bầu và bà mẹ bỉm sữa rất cần tiêm ngừa COVID-19, vì sao?
(Ngày đăng: 06/10/2021)
Theo Bộ Y tế, trước đây nhóm đối tượng bà mẹ mang thai hoặc đang cho con bú thì được trì hoãn tiêm vaccine Covid-19, theo hướng dẫn mới tháng 8/2021 thì đã thay đổi, các bà mẹ này không trì hoãn nữa, mà thuộc nhóm đối tượng thận trọng khi tiêm, nghĩa là cần thiết phải tiêm nhưng thận trọng, vì sao?

 

          Trước hết, khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người phụ nữ trong thai kỳ thay đổi theo hướng bất lợi, như sự suy giảm tế bào lympho T, một loài tế bào chỉ huy chống lại nhiễm trùng, giảm sản xuất các chất trung gian điều hòa miễn dịch như cytokine, làm tăng khả năng nhiễm nhiều mầm bệnh, kể cả sự bộc phát của các dạng tiềm ẩn. Các bà bầu có khả năng cao dễ bị lây và dễ mắc bệnh nặng hơn khi bị nhiễm COVID-19, có nguy cơ sinh non (sinh con trước khi đủ 37 tuần) cao hơn và nguy cơ để lại hệ quả không tốt trong thai kỳ như sảy thai, nguy cơ cao hơn về hình thành huyết khối trong thai kỳ, gây tắc mạch ối. Chúng ta đều biết có một số virus ảnh hưởng đến thai nhi như virus cúm gây sứt môi, hở hàm ếch; virus Zika gây bệnh đầu nhỏ; Rubella gây sảy thai, thì dòng họ corona như Covid-19 chưa thấy ảnh hưởng gì lên thai nhi, không gây quái thai. Tuy nhiên để an toàn tuyệt đối cho bà bầu thì nên tiêm vaccine COVID-19 khi mang thai trên 13 tuần, vì lúc này các cơ quan của bé đã phát triển hoàn chỉnh trong bụng mẹ, không sợ dị tật bẩm sinh. Một nghiên cứu trên 827 người đã sinh con sau khi được tiêm chủng cho thấy tỷ lệ sức khỏe của các trẻ sơ sinh và bà mẹ đều bình thường như trước đại dịch, nghiên cứu này được công bố vào tháng 4 trên tạp chí Y học New England. Cũng cần lưu ý bà bầu không được tiêm vaccine Sputnik V vì thời điểm hiện tại chưa đủ dữ liệu an toàn đối với vaccine này.


          Đối với bà mẹ bỉm sữa, tức đang cho con bú cũng phải tiêm vaccine Covid-19. Loại vaccine công nghệ mRNA (pfizer, Moderna…) không xâm nhập vào nhân tế bào của người được tiêm chủng và bị phân hủy nhanh chóng, nên về mặt sinh học và thực tế nó không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ. Đối với loại vaccine công nghệ vaccine véctơ không sao chép (Astrazeneca), nó cũng không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ.


          Vaccine Covid-19 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tạo sữa của mẹ. Hơn nữa đã có bằng chứng cho thấy, sau khi mẹ tiêm vaccine sẽ có các kháng thể trong sữa mẹ, vì vậy nó giúp bảo vệ trẻ chống lại COVID-19 ít nhất trong vòng 6 tháng đầu sau sinh.


          Cơ quan Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Mỹ CDC khuyến khích tất cả những người mang thai hoặc những người đang nghĩ đến việc mang thai và những người cho con bú được tiêm Vaccine để bảo vệ bản thân khỏi COVID-19," Giám đốc CDC Rochelle Walensky cho biết trong một tuyên bố. Các loại vaccine an toàn và hiệu quả, và việc tăng cường tiêm chủng chưa bao giờ cấp bách hơn khi chúng ta phải đối mặt với biến thể Delta có khả năng lây truyền cao và biến chứng nghiêm trọng từ COVID-19 ở những người mang thai chưa được tiêm chủng.

 

Bs Nguyễn Thành Úc
Tin liên quan