Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Nông nghiệp tiền giang năm 2019 và kế hoạch hoạt động năm 2020
(Ngày đăng: 23/12/2019)

Năm 2019, nông nghiệp Tiền Giang hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, sản xuất nông, ngư nghiệp tiếp tục phát triển ổn định trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch.
Tham quan mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng 2-3 giai đoạn tại Bạc Liêu

 

          Kết quả thực hiện Nghị quyết 19/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh:


          - Tốc độ tăng trưởng GRDP khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,17%, đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 3-3,5%). Đến cuối năm 2019, có 30 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 07 xã so kế hoạch; nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên toàn tỉnh là 90/144 xã, đạt 62,5%; bình quân tiêu chí đạt khoảng 16 tiêu chí/xã, tăng 1,1 tiêu chí/xã so với năm 2018; Thành phố Mỹ Tho hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,42% (kế hoạch 99%), trong đó sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung là 94% (kế hoạch 90,3%) (Nguồn: Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT TG).


          - Cụ thể, trên lĩnh vực trồng trọt, diện tích xuống giống lúa là 184.227 ha, sản lượng 1.119.380 tấn; Diện tích xuống giống màu thực phẩm là 57.753 ha, sản lượng 1.148.731 tấn; diện tích cây ăn trái các loại là 98.324 ha, sản lượng 1.655.386 tấn. Lĩnh vực chăn nuôi với đàn heo: 364.987 con, đàn bò: 120.420 con, đàn gia cầm: 15.4 triệu con. Lĩnh vực thủy sản có diện tích nuôi 16.106 ha (diện tích nuôi nước ngọt: 5.587 ha, diện tích nuôi nước mặn, lợ 10.519 ha), tổng sản lượng: 329.000 tấn (sản lượng khai thác 140.100 tấn, sản lượng nuôi 188.900 tấn).


          Kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU về phát triển kinh tế - đô thị 03 vùng của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: Tiếp tục thực hiện các giải pháp tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện liên kết sản xuất - tiêu thụ trên các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của từng vùng, cụ thể:


          - Tại vùng kinh tế đô thị Trung tâm: Tiếp tục phát triển ngành hàng rau có thế mạnh ở huyện Châu Thành; vùng trồng thanh long tại Chợ Gạo (năm 2019 đã trồng mới 407 ha, nâng diện tích đến nay là 6.522 ha); tiếp tục thực hiện kết nối giữa sản xuất với tiêu thụ trái vú sữa tại thị trường Hoa Kỳ; phối hợp với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vú sữa và các địa phương rà soát lại diện tích vú sữa ở các xã và mã code vùng trồng. Kết quả giá trị sản xuất đạt 14.407 tỷ đồng, chiếm 28,14 % tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư của tỉnh, tăng 3,84% so với năm 2018.


          - Tại vùng phía Tây: Thông qua Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững-VnSAT, tiếp tục thực hiện các lớp đào tạo, tập huấn sản xuất lúa theo hướng an toàn, bền vững và đầu tư hạ tầng cho các HTX ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy và TX Cai Lậy (đã triển khai 755 lớp đào tạo 3G3T, 414 lớp đào tạo 1P5G; có 07 tổ chức nông dân/HTX được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, lũy kế đến nay có 11 tổ chức nông dân/HTX được hỗ trợ; lợi nhuận trung bình mỗi ha sản xuất lúa theo quy trình canh tác bền vững tăng 22,5% so với vùng sản xuất lúa ngoài dự án); triển khai và theo dõi tiến độ thực hiện Đề án phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025; phối hợp các địa phương khảo sát, đánh giá tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nuôi thủy sản trên nền đất lúa và triển khai lập Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thủy sản trên đất trồng lúa khu vực phía Bắc quốc lộ IA tỉnh Tiền Giang. Tiếp tục hỗ trợ phát triển vùng nuôi cá tra, vùng nuôi cá bè,... Kết quả giá trị sản xuất đạt 23.249 tỷ đồng, chiếm 45,41 % tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh, tăng 4,04 % so với năm 2018.


          - Vùng phía Đông: Tiếp tục thực hiện Đề án “Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông (năm 2019 đã thực hiện cắt vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng với diện tích 2.467 ha, lũy kế từ khi triển khai Đề án đến nay đã thực hiện 22.546 ha). Phối hợp với Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững - Hội nghề cá Việt Nam (ICAFIS): khảo sát đánh giá nguồn lợi nghêu, đánh giá tính khả thi và đề xuất xây dựng khu bảo tồn nghêu giống nghêu bố mẹ tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông; thực hiện đánh giá nội bộ nghề nghêu huyện Gò Công Đông theo tiêu chuẩn MSC, trên cơ sở kết quả đánh giá đã xây dựng kế hoạch khắc phục các tiêu chí chưa đạt để thực hiện khắc phục và đánh giá chứng nhận vào năm 2020. Kết quả giá trị sản xuất đạt 13.536 tỷ đồng, chiếm 26,44 % tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh, tăng 4,69% so với năm 2018.


          Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2019, ngành nông nghiệp đã đề ra kế hoạch hoạt động năm 2020 với mục tiêu: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp gắn kết với xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn; Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế - đô thị 03 vùng của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ hiệu quả hoạt động ngành. Các chỉ tiêu chủ yếu ngành phấn đấu đạt được trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là:Phấn đấu giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,3-3,5 %; Phấn đấu có 25 - 30 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; Thị xã Gò Công và Thị xã Cai Lậy hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; huyện Gò Công Đông và huyện Chợ Gạo đạt chuẩn huyện nông thôn mới; Tỉ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh là 100%, trong đó sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung là 95%.


          Để đạt được mục tiêu trên, ngành nông nghiệp đã đề ra các giải pháp trọng tâm:


          1. Tiếp tục thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU đảm bảo đạt mục tiêu theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế-xã hội năm 2020; theo dõi thực hiện Đề án “Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông, tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”.


          2. Xây dựng vùng trồng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhân rộng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng về năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và khả năng cạnh tranh sản phẩm.


         
3. Tổ chức sản xuất


          - Tiếp tục tổ chức lại sản xuất, củng cố, nâng chất các HTX, triển khai thực hiện các kế hoạch: hỗ trợ cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại HTX nông nghiệp giai đoạn 2019-2020 và thực hiện Đề án phát triển 15.000 HTX, Liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020.


          - Tiếp tục thực hiện Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2020; nâng cao năng lực các hợp tác xã thực hiện hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị.


          - Hướng dẫn HTX, doanh nghiệp thực hiện dự án và kế hoạch liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và Nghị quyết số 07/2019/NQ-HDND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.


          - Hướng dẫn, theo dõi triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh; phối hợp tư vấn hoàn thiện hồ sơ sản phẩm OCOP, tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.


       
  4. Tập trung công tác phòng, chống thiên tai; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi:


         - Tập trung thực hiện tốt kế hoạch Phòng chống hạn, mặn bảo vệ sản xuất và đảm bảo cấp nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt.


          - Tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền, vận động người dân tổ chức lại chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.


         5. Về xây dựng nông thôn mới: Thực hiện tốt vai trò tham mưu Ban Chỉ đạo trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trong triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2020 trên toàn tỉnh, đồng thời đảm bảo triển khai thực hiện đạt các tiêu chí và chỉ tiêu của Ngành được phân công phụ trách.


         
6. Thực hiện các dự án, đề án


          - Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 dự án vùng sản xuất lúa, rau ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 và nhân rộng kết quả đạt được. Trong đó tập trung đầu tư đồng bộ máy móc, thiết bị, công nghệ để thực hiện 4 mô hình điểm về sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao


          - Triển khai Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nuôi thủy sản trên đất trồng lúa khu vực phía Bắc quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang để có cơ sở và định hướng lâu dài cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa, phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng, thị trường tiêu thụ.


          - Thực hiện 03 Dự án chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ trên các sản phẩm sầu riêng, thanh long, xoài cát Hòa Lộc.


         
7. Các giải pháp khác


          - Tiếp tục thực hiện thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm; tập trung thanh, kiểm tra các cơ sở loại C còn tồn đọng từ các năm trước; chú trọng hậu kiểm, thanh tra đột xuất, xử lý kịp thời cơ sở vi phạm ATTP.


          - Tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, kết nối giữa vùng sản xuất với hệ thống phân phối; kết nối thị trường trong và ngoài nước.


          - Tiếp tục thực hiện Quyết định số 2506/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang./.

  

Mỹ Ngọc
Tin liên quan