Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Tiền Giang phát huy hiệu quả ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi
(Ngày đăng: 22/07/2019)

Xác định mục tiêu của các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ là chìa khoá cần thiết để mở cửa thành công cho sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, góp phần tăng năng suất, chất lượng vật nuôi, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bảo vệ môi trường theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu…
Đàn vịt biển nuôi vùng nước mặn ven biển đang phát triển tốt

 

          Hơn 5 năm qua, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNN) đã triển khai thành công các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ để ứng dụng hiệu quả trong sản xuất chăn nuôi, xin được liệt kê một số kết qủa ứng dụng nổi bật, có thể được phổ biến, nhân rộng.


            Về an toàn dịch bệnh:


         - Đề tài “ Phân tích yếu tố nguy cơ và đề xuất một số giải pháp kiểm soát dịch cúm gia cầm trên chim cút” (2015-2017). Đề tài đã được Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh nghiệm thu, xếp loại A. Kết qủa đề tài cho thấy, nếu nuôi chim cút được áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và tiêm vắc xin cúm gia cầm thì sẽ giảm thiệt hại kinh tế đáng kể (giảm tỷ lệ chết 9,85%), tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi (tăng tỷ lệ đẻ 4,6%). Vấn đề cần quan tâm là hạn chế được rủi ro do dịch cúm gia cầm. Tính đến nay, mô hình đã được chuyển giao và nhân rộng ra 24 cơ sở chăn nuôi chim cút (>2.000 con/cơ sở) của 02 đơn vị huyện là Chợ Gạo và Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang.


          - Đề tài “Khảo sát đáp ứng miễn dịch đối với liên cầu khuẩn (Streptococcus suis) bằng vắc xin tại chỗ trên đàn heo quy mô trang trại tỉnh Tiền Giang” (2014-2016). Đề tài này đã được Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh nghiệm thu xếp loại A. Kết quả đề tài thực hiện tại 3 trại heo với 2.496 con đã góp phần tăng sản phẩm chăn nuôi, tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi. Đặc biệt là giảm ô nhiễm, các mầm bệnh trong môi trường khi heo chết do nhiễm S. suis phải chôn hủy. Tính đến nay, mô hình đã chuyển giao và nhân rộng cho 4 cơ sở chăn nuôi có heo thường mắc bệnh liên cầu khuẩn ((>2.000 con/cơ sở) của 2 huyện Chợ Gạo và Tân Phước, đã tăng lợi nhuận cho mỗi trại trên 230 triệu đồng/năm.


          Điều đáng lưu ý của 2 đề tài trên là bệnh cúm gia cầm trên chim cút và bệnh liên cầu khuẩn trên heo đều có thể lây truyền sang người theo Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT của Bộ Y tế và bộ NN&PTNT; do vậy kết quả đề tài không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất mà còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ sức khỏe và sinh mạng cho cộng đồng.


           Về thân thiện với môi trường:


          Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham gia thực hiện với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đề tài “ Khảo sát tình trạng gây ô nhiễm môi trường và phát tán các vi khuẩn đề kháng đối với kháng sinh từ chất thải của các cơ sở chăn nuôi heo quy mô vừa và nhỏ ở Tiền Giang và đề xuất giải pháp khắc phục” (2015-2018). Kết quả cho thấy tất cả các mẫu nước thải (kể cả có qua hệ thống biogas), nước mặt (sông/rạch) và 75% mẫu nước giếng đều bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ và vi sinh vật, đặc biệt là phát hiện sự có mặt của vi khuẩn đề kháng kháng sinh. Từ kết quả định lượng nầy, nhóm nghiên cứu đã có những giải pháp tích cực để khắc phục và khuyến cáo các cơ sở chăn nuôi.
Về an toàn thực phẩm:


          Chi cục Chăn nuôi Thú y đang tham gia cùng với Sở Y tế thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá xác định những mối nguy và đề xuát một số giải pháp nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. Hy vọng kết quả đề tài mang tính định lượng này sẽ góp phần cải thiện an toàn thực phẩm từ khâu giết mổ, vận chuyển và bày bán sản phẩm chăn nuôi.


         
Tìm, chọn vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu:


          Đây là vấn đề trăn trở của Chi cục Chăn nuôi Thú y bởi Tiền Giang có những địa bàn bị xâm nhập mặn kéo dài, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước ngọt cho chăn nuôi. Chính vì thế, việc tìm chọn và phát triển giống vật nuôi phù hợp để cải thiện đời sống nông hộ tại địa bàn khó khăn là hết sức cần thiết. Đề tài “Khảo sát, đánh giá sự thích nghi và hiệu quả chăn nuôi vịt biển tại huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang” đang được đơn vị tiến hành thực hiện nhằm mục đích đánh giá tình hình chăn nuôi vịt biển của nông hộ tại huyện Tân Phú Đông; đánh giá sức sống, sức sản xuất của vịt biển với các nồng độ mặn khác nhau trong nước uống của vịt trong giai đoạn từ 30 - 70 ngày tuổi; đánh giá phẩm chất thịt của vịt biển qua việc bổ sung tinh dầu sả vào trong thức ăn chăn nuôi.


         Ngoài hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, các công trình trên còn tham gia đào tạo hơn 10 thạc sĩ cho ngành chăn nuôi của tỉnh.


          Về chăn nuôi đại gia súc:


        Ở Tiền Giang, đàn bò chỉ trong vòng 5 năm (2013-2018) đã tăng khá nhanh hơn 57%, tổng đàn bò hiện nay là 120.765 con. Sự tăng nhanh này liên quan đế 2 vấn đề: bệnh sinh sản trên bò và thức ăn cho bò. Năm 2019, Chi cục Chăn nuôi Thú y đã phối hợp với Trường Đại học Tiền Giang triển khai đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ để đánh giá tình hình bệnh sinh sản phổ biến trên đàn bò của tỉnh Tiền Giang và đề xuất các biện pháp phòng trị” và đăng ký thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến khối thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò, dê trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” nhằm tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương để chế biến loại thức ăn giàu dinh dưỡng, tăng khả năng tiêu hóa và dự trữ trong thời gian dài.


           
Về ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi


          Cục Chăn nuôi và tổ chức FAO đã hỗ trợ tỉnh Tiền Giang xây dựng hệ thống 2 phần mềm: Phần mềm ứng dụng quản lý cơ sở chăn nuôi gia cầm và đã thử nghiệm thành công ở 300 cơ sở chăn nuôi gia cầm có quy mô trên 2.000 con; phần mềm ứng dụng truy xuất nguồn gốc trứng gia cầm và đang chạy thử ngiệm tại 6 cơ sở sản xuất (2 cơ sở gà công nghiệp đẻ trứng, 2 cơ sở gà ác đẻ trứng và 2 cơ sở chim cút đẻ trứng). Bước đầu tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi gia cầm tiếp cận và quản lý cơ sở chăn nuôi bằng phần mềm, truy xuất nguồn gốc theo công nghệ 4.0 góp phần quản lý chặt chẽ các cơ sở nuôi. Mở rộng mạng lưới thông tin, sản phẩm có thể truy xuất nguồn gốc tạo


          Với thế mạnh là tỉnh trọng điểm chăn nuôi của vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam bộ, sản phẩm chủ lực là heo, gia cầm đứng đầu đồng bằng sông Cửu Long; nhiều sản phẩm chăn nuôi có thương hiệu uy tín trên thị trường tiêu dùng như gà ta Gò Công, gà tre Hương Việt, gà ác Phụng Anh…, đặc biệt là chim cút Nguyễn Hồ đã và đang xuất khẩu sang thị trường Nhật, sản phẩm chế biến từ gà ác đang thí điểm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, trong đó trứng cút đang được xuất khẩu ổn định từ năm 2013 đến nay với 20% sản lượng trứng cút toàn tỉnh.


          Trên cơ sở thực tiễn và thế mạnh hiện có ngành NN&PTNT Tiền Giang sẽ ra sức nỗ lực hơn nữa để góp sức cùng các ngành, các cấp và địa phương trong tỉnh phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hiệu quả và bền vững từ ứng dụng kết quả của các đề tài khoa học công nghệ thích ứng với thời kỳ hội nhập và công nghệ 4.0./.

 

KS. Nguyễn Văn Re
Tin liên quan