Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Sáng tạo thành công mô hình “Ngôi nhà thông minh”
(Ngày đăng: 18/06/2019)

Em Đặng Thanh Bình và em Vưu Hoàng Phạm Tấn, học sinh lớp 12, Trường THPT Vĩnh Kim (Châu Thành, Tiền Giang) vừa nghiên cứu sáng tạo thành công mô hình “Ngôi nhà thông minh”. Mô hình này có thể được ứng dụng vào thực tế cuộc sống và mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng.
Hệ thống điều khiển ngôi nhà thông minh

 

          Mô hình “Ngôi nhà thông minh” sử dụng một số thiết bị sẵn có hoặc dễ tìm để lắp ráp thành một hệ thống hoàn chỉnh. Trong đó: Khung nhà (làm bằng nhựa xốp), đèn led tận dụng đồ đã qua sử dụng; các thiết bị, dụng cụ còn lại (quạt, máy bơm, nguồn dự phòng, dây diện, cảm biến, thẻ từ…) có thể tìm mua ở một số tiệm điện, điện tử gia dụng. Tổng chi phí để đầu tư hệ thống này khoảng 1,8 triệu đồng.

 

Thanh Bình và Phạm Tấn thuyết trình về hệ thống điều khiển “Ngôi nhà thông minh”.


          Mô hình “Ngôi nhà thông minh” là một hệ thống kết nối tất cả các thiết bị trong nhà thành một hệ thống mạng và chúng có thể được điều khiển theo các kịch bản thông minh, bao gồm: Hệ thống cửa, hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống bơm nước. Hệ thống này có thể được điều khiển trực tiếp thông qua smart phone, máy tính bảng hoặc bằng giọng nói trực tiếp.


          Khi lắp đặt vào một ngôi nhà thực tế, hệ thống này có thể vận hành dễ dàng, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Hệ thống này chia ra 2 hệ thống con, gồm: Hệ thống điều khiển bằng điện thoại smart phone (hoặc máy tính bảng) qua sóng wifi và hệ thống tự động điều khiển đóng, mở các thiết bị trong nhà.


          Hệ thống điều khiển đóng/mở cửa tự động sử dụng điện thoại thông minh với hệ điều hành Androi hoặc IOS cài đặt phần mềm App Blynk. Khi được kích hoạt, tín hiệu truyền đến mạch wifi (Esp 8266), tiếp theo vi xử lý (Ardunino) nhận tín hiệu, xử lý rồi truyền tín hiệu đến relay (rờ-le) ra lệnh cho servo (động cơ) đóng/mở cửa hay các thiết bị điện (đèn, quạt máy) theo ý muốn. Việc đóng/mở cửa có thể thực hiện trực tiếp bằng thẻ từ NFC (tần số 13.56 MhZ).


       Trường hợp đi làm hoặc có việc phải ra ngoài, người chủ vẫn có thể sử dụng smart phone để điều khiển (đóng/mở) các thiết bị điện trong nhà bằng một số phím chức năng hay thông qua giọng nói với điều kiện khu vực nhà ở phải được phủ sóng wifi.


          Ngoài ra, hệ thống này còn thực hiện một số chức năng khác như: Phòng cháy, chữa cháy (khi nhiệt độ trong nhà tăng quá cao hoặc có rò rỉ khí gas, còi báo động sẽ kêu to); tự động tưới cây (sử dụng cảm biến nhiệt độ kết nối với rờ-le để điều khiển việc đóng/ngắt mạch điện đấu với mô-tơ bơm nước).


          Tuy gọi là mô hình nhưng khi được lắp đặt vào ngôi nhà thực tế, hệ thống này có thể vận hành hiệu quả và mang lại rất nhiều tiện ích, đặc biệt là trong những trường hợp chủ nhà đi làm hay ra ngoài hoặc trong một số trường hợp khẩn cấp.

 

Huỳnh Văn Xĩ
Tin liên quan