Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Một số kết quả bước đầu về ứng dụng hệ thống nông nghiệp thông minh
(Ngày đăng: 24/05/2018)

Một nhóm bạn trẻ Trường Cao đẳng Công Thương TP. HCM đã nghiên cứu thành công đề tài “Áp dụng công nghệ thông tin để tạo ra một hệ thống sử dụng trong nông nghiệp giúp người nông dân tự chủ, điều chỉnh mọi hoạt động để đạt hiệu quả cao”.
Mô hình trồng rau sạch ứng dụng hệ thống nông nghiệp thông minh

 

             Hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm, phần cứng là một hệ thống điện tử kết nối với các loại cảm biến như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ pH/ppm…đặt trong môi trường canh tác, có nhiệm vụ thu thập thông tin môi trường. Bên cạnh đó, hệ thống còn thực hiện các cơ cấu điều khiển như: bơm tưới, quạt, rèm cắt nắng, châm dinh dưỡng, phù hợp với nhiều loại hình canh tác.

 

Phần mềm có nhiệm vụ tiếp nhận các thông tin từ phần cứng gởi về, những thông tin nầy được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu để sử dụng trong tương lai. Phần mềm có thể đưa ra cảnh báo, lệnh điều khiểm đảm bảo môi trường cho cây trồng phát triển tốt nhất. Người dùng có thể thực hiện các tác vụ giám sát và điều khiển thông qua màn hình cảm ứng gắn cố định ngay tại nơi canh tác; phần mềm trên một máy tính cá nhân hoặc thiết bị cầm tay sử dụng hệ điều hành Android.

 

Cách thức vận hành hệ thống khá đơn giản, đầu tiên, hạt giống được đặt trực tiếp vào giá thể trên hệ thống, hệ thống điều khiển sẽ trực tiếp điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và chất dinh dưỡng với từng giai đoạn phát triển của cây (các thông số nầy sẽ được chuyên gia nông nghiệp thiết lập). Trong suốt qúa trình hệ thống hoạt động, người sử dụng có thể giám sát hoặc trực tiếp điều khiển qua nhiều hình thức khác nhau như điện thoại thông minh, máy vi tính, hoặc màn hình cảm ứng ngay tại nơi canh tác.

 

Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, ưu điểm của hệ thống là có thể áp dụng nhiều loại hình canh tác (thủy canh, khí canh, tưới nhỏ giọt…). Ngoài ra, hệ thống còn có thể áp dụng cho nuôi trồng thuỷ, hải sản, chăn nuôi… và phù hợp cho nhiều quy mô canh tác từ hộ gia đình đến các trang trại lớn.

 

Các service vừa là điểm thu vừa là điểm phát tín hiệu và được kết nối với nhau thành một mạng lưới gọi là mesh network. Vì vậy, hệ thống càng nhiều thiết bị thì độ hoạt động càng ổn định.

 

Một hệ thống có nhiều service, mỗi service có chức năng riêng như: service nhiệt độ, độ ẩm, điều khiển đèn, điều khiển bơm…Vì vậy, tuỳ thuộc vào từng mô hình, từng nhu cầu mà người dùng có thể tuỳ chọn các thiết bị phù hợp với hệ thống của mình. Do đó có thể tuỳ chọn thiết bị nên tránh được hiện tượng dư thừa các tính năng không cần thiết, giúp tiết kiệm cho người dùng.

 

Hệ thống dễ dàng tùy biến, các service đều là máy tính nhúng chạy hệ điều hành linux nên dễ nâng cấp trong tương lai. Song song đó, hệ thống sẽ tích hợp trí tuệ nhân tạo để phù hợp với nền công nghiệp 4.0 mà Việt Nam đang hướng tới.

 

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng hệ thống vào thực tế thông qua dự án “Vườn rau biển đảo” được các thành viên trong nhóm xây dựng tại huyện đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang vào tháng 8/2017 với diện tích 100 m2. Đến nay hệ thống đang hoạt động rất ổn định và hiệu quả.

 

Hiện nay, nhóm đang liên hệ với các nhóm khác có chuyên môn về lĩnh vực nông nghiệp để hợp tác và xây dựng kịch bản cho hệ thống hoàn thiện hơn. Sản phẩm đang bước vào giai đoạn hoàn chỉnh, tuy nhiên, cần phải có nhiều bản cập nhật về phần mềm cũng như phần cứng để tăng hiệu quả của hệ thống, phù hợp cho nhiều loại hình canh tác khác nhau. Hướng phát triển tiếp theo mà nhóm hướng tới đó là đưa sản phẩm vào thực tiễn để mọi người dân có thêm rau sạch cho bữa ăn hàng ngày.

 

Đây là đề tài đoạt giải ba tại Giải thưởng Euréka năm 2017.

 

KS. Nguyễn Văn Re
Tin liên quan