Thành phố Mỹ Tho là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch của tỉnh Tiền Giang, đồng thời là nơi tập trung đông dận cư, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm, nhiều nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát với trên 275 cơ sở, và nhiều bếp ăn tập thể, căn tin tại các trường học nên nguy cơ về ô nhiễm trong quá trình nuôi trồng, sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm là có thể xảy ra. | |
Thành phố Mỹ Tho tổ chức mittinh tuyên truyền đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm |
Trước tình hình trên, trong năm 2016, Trung tâm Y tế thành phố và Trạm y tế 17 phường, xã đã tập trung thực hiện nhiều công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: thực hiện có hiệu quả Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ( diễn ra từ ngày 15/4-15/5 ) có chủ đề: với chủ đề: “Tiếp tục tăng cường sản xuất-kinh doanh-tiêu dùng rau thịt an toàn” với việc mở các lớp tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho những công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm; kiểm tra các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể, căntin ở các trường học; khám sức khỏe định kỳ cho công nhân để phát hiện bệnh nghề nghiệp; phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cộng đồng dân cư… thành phố còn tổ chức chiến dịch đẩy mạnh các hoạt động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó đặc biệt chú ý đến việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thực phẩm chức năng, đồng thời có kế hoạch chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm để hạn chế ngộ độc. Ngoài ra, trong năm 2016, Trung tâm y tế TP Mỹ Tho còn tổ chức trên 30 lượt tuyên truyền, tập huấn và cấp phát trên 5.000 tờ bướm tuyên truyền về kiến thức VSATTP; tổ chức kiểm tra 2.100 lượt đối với những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản... qua đó có 2.000 lượt kiểm tra tại các cơ sở đạt yêu cầu về đảm bảo VSATTP. Ngành y tế thành phố đã thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho 136 cơ sở, quán ăn, tổ chức nhiều lớp tập huấn kiến thức VSATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tổ chức các lớp nói chuyện chuyên đề cho cán bộ, giáo viên các trường học… Qua việc thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên trên địa bàn thành phố không có ngộ độc thực phẩm lớn xảy ra Hiện nay, việc nhiễm vi sinh vật và các hóa chất độc hại trên nông sản, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm còn chiếm tỷ lệ cao, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng vẫn còn lưu thông trên trị trường, một số cơ sở sản xuất-kinh doanh do chạy theo lợi nhuận đã quên đi nghĩa vụ bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cộng đồng và xã hội, các vụ việc như: sản xuất nguyên liệu bị ô nhiễm, trộn các phụ gia không nằm trong danh mục cho phép để tạo thêm lợi nhuận, việc dự trữ số lượng nhiều hàng hóa kém chất lượng… là những minh chứng cụ thể về việc thiếu trách nhiệm của một số cơ sở sản xuất-kinh doanh trong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy để tăng cường vai trò, trách nhiệm của mỗi tập thể, cá nhân trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện cam kết đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; ngành chức năng thành phố cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật quy định về vệ sinhan toàn thực phẩm và những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm… đảm bảo cung cấp thực phẩm có chất lượng vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng…