Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Cơ giới hóa, tạo động lực phát triển nông nghiệp bền vững
(Ngày đăng: 11/01/2017)

Nông nghiệp bắt đầu từ thời xa xưa, từ dụng cụ bằng gỗ đến máy đơn giản, và bây giờ là sức mạnh cơ khí. Cho nên, hiện đại hóa nông nghiệp là con đường tất yếu và khách quan.
Bộ phát tia laser cho máy kéo nhận tín hiệu để san phẳng mặt bằng đồng ruộng (ảnh: mạng Internet)

 

       Cơ giới bao gồm tất cả các cấp của công nghệ canh tác và chế biến, từ dụng cụ cầm tay đơn giản và cơ bản đến thiết bị tinh vi hơn và cơ giới. Nó giúp giảm bớt và giảm lao động nặng, làm giảm tình trạng thiếu lao động, cải thiện năng suất và tính kịp thời của các hoạt động trong nông nghiệp, cải thiện việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường tiếp cận thị trường và góp phần vào việc giảm thiểu các nguy cơ khí hậu liên quan.


       Thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp có thể giúp cải thiện năng suất tổng thể nông nghiệp, lợi nhuận của nông nghiệp và sinh kế nông thôn ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm với động thái dân số, đô thị hóa nhanh, biến đổi khí hậu, và những hạn chế của tài nguyên đất và nước. Cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạn chế tối đa tổn thất sau thu hoạch là vấn đề cấp thiết hiện nay.


       Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ở nước ta nếu tính theo công suất trên tất cả các lọai máy phục vụ sản xuất nông nghiệp thì trung bình đạt 1,6 mã lực/ha canh tác; trong khi Thái Lan 4 ML/ha, Hàn Quốc 4,2 ML/ha, Trung Quốc 6,06 ML/ha, Philippines 2,31 ML/ha thì cơ giới hóa nông nông nghiệp của nước ta còn thấp so với khu vực.


       Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến nay mức tăng trưởng về cơ giới hóa chưa tương xứng với yêu cầu của sản xuất và giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp. Việc cơ giới hóa mới chỉ tập trung vào cây lúa song chưa đồng bộ; các cây trồng khác và chăn nuôi, thủy sản chưa được quan tâm đúng mức; công nghiệp sản xuất máy, thiết bị phục vụ nông nghiệp ở trong nước, sản phẩm vừa thiếu quy chuẩn, vừa kém chất lượng, chủng lọai nghèo nàn, lạc hậu. Nhằm khắc phục và đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 3642/QĐ-BNN-CB, ngày 08 tháng 09 năm 2015 phê duyệt “Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.


       Hiện nay, trong điều kiện biến đổi khí hậu các nước trên thế giới đã áp dụng công nghệ tia laser gắn trên máy kéo để san phẳng mặt bằng đồng ruộng. San bằng đồng ruộng tốt là chìa khóa để phân bố dinh dưỡng thống nhất, kiểm soát cỏ dại hiệu quả và quản lý nước tốt. Lợi ích của san phẳng mặt bằng đồng ruộng điều khiển bằng tia laser như: tăng năng suất lúa, chất lượng hạt tốt hơn (do cây lúa sinh trưởng tốt, chín đồng đều); mực nước đồng đều, ít bị cỏ dại hơn; tiết kiệm nước, phân bón, thuốc cỏ và thuốc trừ sâu bệnh (do mực nước đồng đều, phân bón rãi đều hơn, ít cỏ dại); thuận tiện cho sử dụng máy sạ hàng. Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước (giảm đến 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống), phân bón, nhân lực, đảm bảo chu kỳ sinh trưởng cây trồng, nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cho nhà vườn. Chế tạo máy cuốn rơm để phục vụ chăn nuôi và trồng trọt, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường…


       Để cơ giới hóa nông nghiệp trong thời gian tới phát triển nhanh và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của nước ta và là động lực để phát triển nông nghiệp bền vững trong giai đọan hiện nay và thời gian tới, xin đề xuất những giải pháp sau:


       1/ Cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về cơ giới hóa nông nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập nhập kinh tế quốc tế; có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của nông dân.


       2/ Trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần quan tâm xây dựng Hợp tác xã, Tổ hợp tác, cánh đồng lớn với kết cấu hạ tầng nông thôn đầy đủ (đường, cầu, điện, thủy lợi…) để áp dụng cơ giới hóa được thuận tiện và đồng bộ (các khâu từ sản xuất – thu hoạch - bảo quản - chế biến - vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm).


       3/ Có chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng chuyên ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp; khuyến khích các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ tham gia sản xuất máy nông nghiệp, thiết bị sấy và công nghiệp chế biến.


       4/ Có chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn trong nhiều năm và đặt thành chiến lược của quốc gia.

       5/ Có chính sách đào tạo miễn phí cho nông dân để trang bị kiến thức về sử dụng, bảo dưỡng máy móc nông nghiệp, tiếp cận nhanh về cơ giới hóa nông nghiệp.

 

KS Phạm Việt Hồng, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí tỉnh Tiền Giang
Tin liên quan