Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Công ty Lương thực Tiền Giang xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao có kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
(Ngày đăng: 02/12/2016)
Theo ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang (Tổng Công ty Lương thực miền Nam), trong vụ Đông Xuân 2016 – 2017, doanh nghiệp hợp đồng liên kết sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn trên diện tích khoảng 1.700 ha và sản lượng dự kiến khoảng 12.000 tấn lúa hàng hóa. Địa bàn liên kết gồm các huyện, thị vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh: Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Gò Công Tây, Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Các giống hợp đồng sản xuất trong mô hình cánh đồng lớn: Jasmine 85, Nàng Hoa 9… là những giống lúa chất lượng cao, được thị trường trong ngoài nước hết sức ưa chuộng.

 

       Đáng chú ý, trong số kể trên, Công ty Lương thực Tiền Giang lần đầu tiên thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao có kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên diện tích 600 ha tại các xã Hậu Mỹ Trinh và Mỹ Lợi B (Cái Bè) và Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy). Ông Lê Thanh Khiêm cho biết, mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu xuát khẩu gạo vào các thị trường khó tính, nâng cao giá trị gia tăng theo chuỗi sản xuất, mang lại nhiều lợi ích cho các bên đối tác, tạo chuyển biến trong sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao.


       Để đảm bảo thành công, Công ty Lương thực Tiền Giang liên kết với các đối tác như: Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang) trong vai trò chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, giám sát, đánh giá… và các doanh nghiệp liên quan: Công ty Cổ phẩn Lộc Trời, Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC), Công ty Cổ phần đầu tư Hợp Trí… trong vai trò cung ứng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, hướng dẫn qui trình sử dụng đạt yêu cầu về kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,… Yêu cầu đối với nông dân tham gia mô hình: phải thực hiện đúng qui trình sản xuất của cán bộ kỹ thuật, lựa chọn loại thuốc thích hợp để phòng trị sinh vật hại lúa, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, không để xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đưa đến nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng,… Khi thu hoạch, Công ty thu mua theo giá thị trường thời điểm cộng thêm 150 đ/kg đối với lúa khô nhằm khuyến khích nông dân sản xuất theo mô hình mới. Sau vụ Đông Xuân sẽ tiến hành sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân ra, mở rộng diện tích trong những vụ kế tiếp.


       Công ty Lương thực Tiền Giang trong thời gian qua là doanh nghiệp đi tiên phong trong việc liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn với nông dân trong tỉnh. Trong năm 2016, Công ty hợp đồng liên kết sản xuất cánh đồng lớn trên diện tích trên 3.200 ha theo các phương thức: đầu tư giống, vật tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm; đầu tư giống và tiêu thụ sản phẩm.

 

Minh Trí
Tin liên quan