Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Đập xà lan - Một giải pháp góp phần giảm giá thành cho công trình thủy lợi thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn
(Ngày đăng: 10/10/2016)
Ở Tiền Giang cũng như các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu long (ĐBSCL) hàng năm phải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu vào nội địa với thời gian kéo dài gần 4 tháng đầu mùa khô đã gây ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng và đời sống của nông dân. Trước kia, để chống lũ mỗi năm Nhà nước và nhân dân phải bỏ ra khỏang kinh phí rất lớn, trong đó, đầu tư cho các đập ngăn lũ ở cửa sông trong mùa lũ chiếm một lượng chi phí không nhỏ. Ở nhiều nơi, cứ mùa lũ Nhà nước vận động nhân dân cùng góp công, góp của đắp đập; hết lũ lại bửa đập để giải quyết thông thương cho giao thông thủy. Khỏang tốn kém nầy chỉ riêng ở Tiền Giang Ngân sách tỉnh và nhân dân địa phương phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng mỗi năm.


Để giúp cho các tỉnh ĐBSCL tiết kiệm chi phí trong việc điều tiết lũ; đồng thời đảm bảo sống chung với lũ được an tòan và bền vững, Viện Khoa Học Thủy Lợi miền nam đã nghiên cứu thành công một giải pháp công nghệ mới cho thủy lợi tiểu vùng , đó là " Đập Sà Lan". Công trình nầy họat động giống như một cống đập thủy lợi mà khi cần có thể mở ra dễ dàng để giải quyết vấn đề giao thông thủy được thuận lợi. Đặc biệt là giá thành có thể giảm đến 40% so với công trình có tính năng tương tự theo công nghệ truyền thống.
Từ nay trỏ đi, tình hình lũ lụt ở ĐBSCL không còn nữa, nhưng thay vào đó, thiên tai khác càng khắc nghiệt hơn là triều cường và xâm nhập mặn nên giải pháp “Đập sà lan” cũng có khả năng phục vụ hiệu quả nhằm khắc phục ảnh hưởng của loại thiên tai mới nầy không chỉ riêng ở tỉnh Tiền Giang mà còn có thể áp dụng chung cho toàn khu vực ĐBSCL.
Theo thiết kế kỹ thuật, đập xà lan bao gồm một hoặc nhiều xà lan độc lập được chế tạo bằng thép hoặc bêtông cốt thép ghép lại với nhau. Trên xà làn có lắp sẳn cửa van để điều tiết nước. Các xà lan được ghép lại với nhau bởi khớp nối mềm kín nước. Mỗi xà lan gồm có hộp phao là bản đáy xà lan và các trụ bin gắn trên các hộp phao. Muốn xây dựng công trình ngăn sông ở vị trí nào đó, chỉ cần đưa xà lan đã được chế tạo sẵn tới vị trí đã định và tiến hành đánh chìm (bơm nước cào hộp phao) để tạo nên công trình. Khi muốn di chuyển chỉ cần bơm nước ra khỏi hộp phao thì công trình nổi lên và có thể đưa tới chỗ khác. Chống thắm qua đập theo đường viềng của bản đáy, chênh lệch cột nước càng cao thì bản đáy càng phải kéo dài theo nguyên tắc gradien cho phép của đất nền.
Khác với cống truyền thống có tiết diện bị thu hẹp 50-60% nên cần có kết cấu tiêu năng phòng xói đồ sộ; ở đập xà lan, chiều rộng thóat nước được mỡ rộng gần bằng chiều rộng của sông nên vận tốc dòng chảy qua cống gần bằng vận tốc dòng chảy tự nhiên, vì vậy chỉ cần gia cố nhẹ ở lòng dẫn bằng thảm đá để bảo vệ nền và thân trước, cũng có thể thả tấm bê tông cốt thép để chống xói. Về cửa van và thiết bị điều khiển, đối với đập ngăn sông dạng xà lan có thể sử dụng các lọai cửa van clape, cửa van cao su, cửa van phao. Các lọai cửa van nầy có trục quay nằm dưới, khi mỡ nằm sát xuống đáy nên ít gây cản trở thóat lũ và ít bị ảnh hưởng của vật nổi, sóng gió. Với các lọai cửa van nầy, có thể làm khoang cống rộng đến 30m. Cũng có thể làm cửa van tự động. Với các lọai cửa van trục quay nằm dưới, trục quay cửa được gắn vào hộp phao nên truyền lực xuống sâu phía dưới, giảm được mômen tác dụng lên trụ, do đó giảm được qui mô trụ. Một ưu điểm nữa của các lọai van nầy là có thể làm với khẩu độ lớn (20-40m), đặc biệt là lọai cửa van mềm có thể làm với khẩu độ lớn hơn nữa, vì vậy có thể làm giảm đáng kể giá thành công trình. Thiết bị điều khiển cửa van có thể sử dụng các lọai thiết bị hiện đại để quản lý vận hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Các nhà khoa học của viện khoa học thủy lợi khẳng định: đập xà lan có kết cấu đơn giản, thi công nhanh, giá thành rẻ, thích hợp với vùng đất yếu, chênh lệch cột nước thấp, phục vụ kịp thời cho vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, vùng nuôi thủy sản và trồng lúa, tránh được cảnh hàng năm phải đắp đập tạm bằng đất. Ưu điểm nổi bật của lọai đập nầy là có thể chuyển đến vị trí khác khi cần thiết và có khả năng kết hợp với giao thông thủy, bộ. Nếu không có nhu cầu di chuyển, đập sẽ cố định tại vị trí lắp đặt như là một công trình vĩnh cửu. Đập xà lan cũng có thể được ứng dụng để xây dựng các công trình kiên cố như ngăn các sông lớn, cột nước cao, chênh lệch lớn, giá thành rẻ. thi công đập ngay trên kênh rạch, không phải xử lý nền tốn kém, không phải đắp đê quay làm khô hố móng.
Công nghệ xây dựng đập xà lan đã được ứng dụng thành công tại công trình ngăn mặn Phước Long (Bạc Liêu) và một số nơi ở Sóc Trăng, Trà Vinh, đã mở ra một hướng mới, đạt hiệu quả cao trong xây dựng các công trình ngăn sông ở một số vùng triều có biên độ nhỏ hơn 3m, độ sâu nhỏ hơn 7m.

                 Ở Tiền Giang, công nghệ trên trước mắt có thể ứng dụng tại các cửa sông từ Mỹ Tho đến Cái Bè phục vụ cho ngăn mặn xâm nhập hàng năm. Theo ước tính sơ bộ của các nhà khoa học của viện Khoa Học Thủy Lợi nếu áp dụng công nghệ nầy cho cửa sông Ba Rày chỉ tốn khõang hơn 3 tỷ đồng, trong khi thực hiện theo công nghệ hiện nay phải mất hơn 6 tỷ đồng. Thiết nghĩ, ngành Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Tiền Giang cần có nghiên cứu ứng dụng công nghệ nầy cho một số cửa sông ở phía nam Quốc lộ IA nhằm đáp ứng kịp thời cho việc ngăn mặn và triều cường phục vụ tốt cho yêu sản xuất nông nghiệp và sinh họat của nhân dân vùng sinh thái ngọt của tỉnh.    


NVR
Tin liên quan