Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Hội thảo về “Giáo dục phẩm chất và năng lực với phát triển nhân cách người học”
(Ngày đăng: 05/10/2016)

Ngày 03/10/2016, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục (KHTL&GD) tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề “Giáo dục phẩm chất và năng lực với phát triển nhân cách người học”.
Chủ trì buổi hội thảo (theo thứ tự từ trái sang) ông Phạm Văn Khanh, ông Nguyễn Văn Khang, bà Phan Thị Thu Hà, bà Trần Thị Quý Mão


Chủ trì hội thảo có Ts. Nguyễn Văn Khang – CT. Liên hiệp Hội, Ths. Phan Thị Thu Hà – CT. Hội KHTL&GD tỉnh Đồng Tháp, bà Trần Thị Quý Mão – Phó GĐ Sở Giáo dục và Đào tạo và Ts. Phạm Văn Khanh – CT. Hội KHTL&GD tỉnh Tiền Giang.
Tham dự Hội thảo còn có GS. Lê Sơn – Ủy viên Ban chấp hành Hội KHTL&GD Việt Nam, bà Đồng Thị Bạch Tuyết – CT. Hội Khuyến học tỉnh, ông Trần Văn Trí – CT. Hội Cựu giáo chức tỉnh cùng lãnh đạo và đại diện các trường Đại học, trường Cao đẳng, các Phòng giáo dục – đào tạo và phóng viên Đài, Báo đưa tin.
Nội dung trọng tâm của buổi hội thảo là nhận diện thực trạng, tìm hiểu về quan điểm giáo dục phẩm chất và năng lực của học sinh từ mầm non, tiểu học, trung học cho đến đại học để hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trong bối cảnh hiện nay. Qua đó, nhà trường có thể vận dụng vào thực tiễn trong công tác giáo dục phẩm chất, rèn luyện năng lực học sinh, sinh viên.

         Trong Hội thảo, có nhiều ý kiến, bài tham luận của các đại biểu, đã nêu bật được một số các thực trạng, những tồn tại trong công tác giáo dục hiện nay. Hội thảo đã đúc kết một số nội dung chính sau: - Giáo viên là người có vai trò chính trong việc giáo dục phẩm chất, năng lực để hướng các em hoàn thiện về nhân cách, người giáo viên đòi hỏi phải có năng lực giảng dạy tốt, có đạo đức và nhân cách tốt; - Ngoài việc cung cấp kiến thức trong các bài học và môn học, việc hình thành nhân cách còn liên quan đến các giờ học ngoại khóa, các hoạt động vui chơi, việc giáo dục kỹ năng sống hay kỹ năng mềm; - Cần thường xuyên đổi mới các hình thức dạy học, kích thích tư duy sáng tạo của các em học sinh qua các hoạt động, nhất là các hoạt động Đoàn, Đội; - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để rèn luyện phẩm chất, năng lực của các em ngay từ khi còn nhỏ để giúp các em hoàn thiện được nhân cách trong tương lai, trở thành người có ích cho xã hội.


Tiểu Lam
Tin liên quan