Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
(Ngày đăng: 12/09/2016)

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng tặng cờ thi đua cho Lãnh đạo UBND huyện Gò Công Đông

 

Theo đó, mục tiêu đề ra của Chương trình là đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%; Khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã; Cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí; Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã; Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.


Về nội dung của Chương trình


Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 gồm có 11 nội dung rất cụ thể để đảm bảo thực hiện tất cả các tiêu chí xây dựng nông thôn mới là: (1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; (2) Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; (3) Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; (4) Giảm nghèo và an sinh xã hội; (5) Phát triển giáo dục ở nông thôn; (6) Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng, chăm sóc sức khỏe người dân; (7) Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; (8) Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiểm và cải thiện môi trường tại các làng nghề; (9) Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; (10) Giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự xã hội nông thôn; (11) Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới.


Về tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn lực thực hiện Chương trình


Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 là 193.155,6 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương là 63,155,6 tỷ đồng; ngân sách địa phương là 130.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó trong quá trình điều hành, Thủ tướng tiếp tục cận đối ngân sách Trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn lực ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình.


Cơ cấu nguồn vốn để thực hiện Chương trình như sau: vốn ngân sách (trung ương và địa phương) khoảng 30%; vốn tín dụng (bao gồm tin dụng ưu đãi và tín dụng thương mại) khoảng 45%; vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác khoảng 15%; huy động đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10%.


Về một giải pháp chủ yếu để thực hiện Chương trình


Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới; tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới từ trung ương đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức; đẩy mạnh công tác truyền thông; thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện, thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này; Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và “Xây dựng gia đình 5 không ba sạch”; Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò của người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới…


Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; rà soát, hoàn thiện Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới thể hiện đầy đủ các nội dung của Chương trình, đồng thời phản ánh đặc thù của từng địa phương; Xây dựng, ban hành chính sách đối với các vùng đặc thù, trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình thiết yếu trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Rà soát, bổ sung, ban hành đồng bộ các chính sách về huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, trong đó ưu tiên cho các vùng còn nhiều khó khăn; Tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực sự làm chủ trogn xây dựng nông thôn mới theo cơ chế đầu tư đặc thù rút gọn; bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện Chương trình.


Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình: thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các Chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; Huy động tối đã nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để triển khai Chương trình, từ năm 2017, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới; Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật; Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể do Hội đồng nhân dân xã thông qua…


Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tính tới ngày 25/8, cả nước có 2.134 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, trong đó có 2.025 xã chính thức được công nhận xã nông thôn mới, chiếm 22,7% tổng số xã trên cả nước. Dự kiến hết năm nay sẽ có 25% số xã đạt chuẩn. Cả nước hiện còn 300 xã mới chỉ đạt dưới 5 tiêu chí nông thôn mới, giảm 26 xã so với đầu năm nay. Bình quân cả nước hiện nay đạt 13,1 tiêu chí/xã. Ở cấp huyện, đã có 24 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới.

 

Nguyễn Thanh Lâm
Tin liên quan