Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Tiền Giang: xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
(Ngày đăng: 10/07/2012)
Theo báo cáo của Tỉnh ủy, sau 03 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư và Thông tri 22-TT/TU ngày 30/7/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã tạo được sự chuyển biến toàn diện, cơ bản đáp ứng đủ và cân đối, đồng bộ về số lượng cán bộ, giáo viên ở tất cả các môn học, các bậc học. Hầu hết cán bộ, giáo viên đã được chuẩn hóa, trong đó có 4.784  đạt trình độ trên chuẩn, chiếm gần 1/3 tổng biên chế toàn ngành (hiện có 15l giáo viên đang học sau đại học, trong đó có 03 cán bộ, giáo viên đang được đào tạo chương trình nghiên cứu sinh). Song song việc bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại, Tỉnh ủy cũng đã chỉ đạo chặt chẽ việc phân công, bố trí sử dụng để nâng cao hiệu quả giáo dục, phát huy năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các cấp học, bậc học, từ đó đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tư tưởng, đạo đức, tác phong của cán bộ, giáo viên trước tập thể đơn vị, đồng nghiệp và học sinh...

Bên cạnh kết quả trên, Tỉnh ủy cũng đánh giá còn một số mặt tồn tại, hạn chế như loại hình trường dân lập, tư thục chưa phát triển (toàn tỉnh chỉ mới có 04 trường mầm non dân lập và 01 trường Trung học phổ thông tư thục Ấp Bắc quy mô khoảng 500 học sinh mỗi năm); tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ, mẫu giáo còn thấp; một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ (vẫn còn gần 23%  cán bộ quản lý giáo dục chưa đạt chuẩn các chức danh quản lý và 1,7% cán bộ, giáo viên chưa đạt tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ); vẫn còn hiện tượng giáo viên vi phạm về dạy thêm, học thêm hoặc tổ chức lớp dạy thêm để lôi kéo học sinh học thêm gây bất bình trong nhân dân... Nguyên nhân các mặt hạn chế cũng được đặt ra như đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn nên phụ huynh chưa có điều kiện quan tâm việc học tập của con em dẫn đến tỷ lệ huy động các cháu vào nhà trẻ, mẫu giáo còn thấp; học sinh không trúng tuyển vào các trường công lập chủ yếu thuộc diện gia đình khó khăn nên không có điều kiện đi học tại các trường dân lập, tư thục, do đó trường dân lập, tư thục chưa có điều kiện để phát triển; một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, do khả năng sư phạm yếu, kể cả đời sống của cán bộ, giáo viên, nhất là ở vùng sâu, còn nhiều khó khăn nên cũng là nguyên nhân nảy sinh tiêu cực trong dạy thêm, học thêm...

Từ những nhận định trên, một số vấn đề được đặt ra như  cần có chế độ chính sách phù hợp để thu hút học sinh khá, giỏi vào ngành sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đầu vào cho các trường, khoa sư phạm; tập trung đầu tư về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường Đại học Tiền Giang, nhất là Khoa Sư phạm; tăng đầu tư trường Trung cấp Chuyên nghiệp và trường Dạy nghề trên địa bàn tỉnh; tuyển chọn giáo viên khá, giỏi cho các trường học có truyền thống dạy tốt, học tốt. Tỉnh ủy cũng đặt ra một số mục tiêu đến năm 2010 như phổ cập tin học trình độ A trở lên cho toàn bộ giáo viên mầm non, phổ thông; tất cả cán bộ, giáo viên sử dụng thành thạo các phương tiện thông tin điện tử, các trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện có, sử dụng phổ biến giáo án điện tử; không bố trí giáo viên phổ thông từ các cấp học dưới lên dạy các cấp học trên sau khi liên thông lên cao đẳng, đại học....

Nguồn: Website Tiền Giang

Tin liên quan