Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Tích cực đối phó bão số 7
(Ngày đăng: 10/07/2012)
Ngày 22/11/2007, công tác chủ động phòng chống bão số 7 của tỉnh Tiền Giang thực hiện rất khẩn trương và quyết liệt.

Sáng 22/11/2007, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Tiền Giang có cuộc họp khẩn để bàn những biện pháp đối phó với bão số 7 gần bờ. Vấn đề quyết tâm phải thực hiện sau cuộc họp này là kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn, tổ chức va hộ đoạn đê xung yếu. Tổ chức các phương án đối phó khi có bão xảy ra. Tính đến 10 giờ cùng ngày, toàn tỉnh Tiền Giang có 239 tàu đánh cá ngoài khơi với hơn 1800 ngư dân đang vào nơi trú ẩn, còn lại 03 phương tiện chưa liên lạc được với gia đình. Công tác vận động ngư dân kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trong thời điểm này là hết sức cần thiết được các ngành, các địa phương ven biển hết sức quan tâm.

Sau cuộc họp các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh đến kiểm tra và chỉ đạo các địa phương của huyện Gò Công Đông Gò Công Tây để có kế hoạch  chủ động  hữu hiệu phòng chống bão số 7 theo phương châm 4 tại chỗ. Ông Lê văn Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông cho biết: Rút kinh nghiệm từ bão số 9 năm nay địa phương chuẩn bị phòng chống bão số 7 khá cơ bản từ công tác diễn tập, tuyên truyền làm nâng cao nhận thức người dân. Dù bão chưa đến nhưng các hộ dân bên cù lao đã chuẩn bị tư thế di tản vào đất liền, ý thức người dân rất cao.

Thực tế như việc chằng chịt nhà cửa, khẩn trương thu hoạch lúa hè thu, hoa màu và chuẩn bị điều kiện cần thiết khi có lệnh sơ tán bão.

Anh Lê Thanh Tâm, người dân xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông bày tỏ: Nghe nói bão đến, gia đình tôi rất sợ nên kê kích, chằng chịt nhà cửa. Nếu bão đến thì đi di tản đến nơi an toàn không đám ở lại như bão số 9.

Một hoạt động rất mới và thiết thực trong việc đối phó bão số 7 là công tác va hộ đoạn đê biển xung yếu dài 02 km thuộc địa bàn xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông. Chỉ dùng bạt phủ kín mặt đê và chân đê, sau đó chằng chịt và dùng bao cát đè lên nhằm bảo vệ an toàn đê khi có bão đến sóng biển dập vào. Để thực hiện công trình này, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Tiền Giang phải huy động 250 lực lượng là cán bộ chiến sĩ Bộ đội biên phòng và dân quân tự vệ. Các ngành, các địa phương đảm bảo trực 24/24, chuẩn bị các phương án cần thiết sẵn sàng đối phó khi bão đến.

Có thể nói đến 16 giờ chiều thì công tác phòng chống bão số 7 của tỉnh Tiền Giang đã cơ bản. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy - UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh và các ngành luôn có mặt những nơi trọng yếu để chỉ đạo kịp thời công tác đối phó với thiên tai trong mọi tình huống.

ChuTrinh
Tin liên quan