Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Phó Giáo sư Tiến sĩ bác sĩ Tạ Văn Trầm – Trí thức tiêu biểu tỉnh Tiền Giang năm 2015
(Ngày đăng: 17/06/2016)

Ngày 18/5/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức họp mặt tôn vinh “Trí thức khoa học – công nghệ tiêu biểu năm 2014 -2015” và vinh danh các tân tiến sĩ bảo vệ thành công luận án trong năm 2015.
PGS. TS BS Tạ Văn Trầm nhận bằng khen “Trí thức khoa học – công nghệ tiêu biểu năm 2015”

 

       Trong 2 năm 2014 – 2015, Tiền Giang có 20 công trình đề nghi xét tôn vinh Trí thức khoa học – công nghệ tiêu biểu, qua đối chiếu với các tiêu chí theo Quyết định 933/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quy định xét, tôn vinh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” tỉnh Tiền Giang, Hội đồng xét chọn đã đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận 11 công trình đủ tiêu chí Tôn vinh Trí thức khoa học – công nghệ tiêu biểu. Ban biên tập giới thiệu công trình: Ứng dụng "Chiến lược hen toàn cầu" (GINA) trong quản lý và điều trị hen tại Tiền Giang của PGS.TS.BS Tạ Văn Trầm – Phó Giám đốc Sở Y tế - Giám đốc bệnh viện đa khoa Trung tâm Tiền Giang.


       Ứng dụng GINA để điều trị và quản lý bệnh nhân hen trong cộng đồng dân cư nhằm kiểm soát bệnh hen, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân hen tại tỉnh Tiền Giang là một yêu cầu cấp thiết của bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, từ đó, đánh giá hiệu quả và tính khả thi của phương pháp điều trị hen theo GINA. Đề tài đã đánh giá dược kết quả điều trị và quản lý hen tại tỉnh Tiền Giang theo GINA: tỉ lệ tuân thủ điều trị chung là 96,7%; giảm triệu chứng 98%; 100% bệnh nhân giảm bậc sau 12 tháng điều trị.


       Qua nghiên cứu trên 600 người tại Tiền Giang để khảo sát thực trạng hen trong cộng đồng và 300 bệnh nhân hen được quản lý và điều trị tại bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, tác giả thu được kết quả như sau:


       Nội dung 1:
Khảo sát thực trạng hen trong cộng đồng tại tỉnh Tiền Giang và các yếu tố liên quan để đưa ra các kết luận về tỉ lệ khò khè và tỉ lệ hen; đặc điểm các trường hợp hen; mối liên quan giữa khò khè, hen và các yếu tố.


       Nội dung 2: Ứng dụng GINA để điều trị và quản lý hen tại tỉnh Tiền Giang, để đưa ra các kết luận về dịch tễ học và lâm sàng bệnh hen; chẩn đoán độ nặng theo bậc và mức độ kiểm soát hen; kết quả điều trị và quản lý hen tại tỉnh Tiền Giang và mô hình Quản lý hen tại tỉnh Tiền Giang.


       Những số liệu và kết quả mà tác giả cung cấp là những thông tin quý báu, mới mẻ, giúp cho việc điều trị và quản lý hen reong cộng đồng có hiệu quả. Trong những kết quả nêu trên, có những kết quả mới.


       - Về chuyên môn: kết quả ứng dụng, nhân rộng số lượng người được tập huấn kỹ thuật, mô hình được xây dựng: 150 bác sĩ, gồm: 01 lớp dành cho bác sĩ tại bốn huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo; 03 lớp cho bác sĩ có tham gia điều trị Hen và COPD trong tỉnh.


       Từ kết quả cho thấy, đời sống của người dân ngày càng nâng cao và càng có nhu cầu được tiếp cận với các kỹ thuật chăm sóc sức khỏe tiên tiến hiện đại.Các cơ sở chăm sóc y tế tìm mọi cách để phát triển cách điều trị mới nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, thu hút sự tín nhiệm của người dân, đó chính là những lý do khiến cho phương pháp điều trị hen theo hướng dẫn của GINA, một phương pháp tiên tiến nhất hiện nay trong quản lý điều trị hen, đang là phương pháp đáp ứng mọi nhu cầu của bản thân bệnh nhân hen, gia đình bệnh nhân, cộng đồng xã hội cũng như các dịch vụ y tế.


        Qua kết quả nghiên cứu công trình, tùy theo từng tuyến y tế, phương pháp này được áp dụng cho phù hợp, do đó mọi tuyến y tế từ trạm y tế đến các bệnh viện huyện, thị, tỉnh và kể cả y tế tư nhân đều có thể thực hiện được. Kết quả nghiên cứu giúp cho người thầy thuốc các tuyến y tế quản lý và điều trị tốt bệnh nhân hen. Từ đó tránh việc chuyển viện, chuyển tuyến quá mức từ các cơ sở y tế về Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang và các bệnh viện trung ương.


       Bệnh nhân được cải thiện rõ rệt về chức năng hô hấp, giảm tỉ lệ tử vong, giảm số lần nhập viện cấp cứu vì hen, hạn chế thời gian nghỉ làm hoặc nghỉ học vì hen, giảm tác hại của thuốc do điều trị theo phương pháp cũ,… từ đó giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, tiết kiệm về mặt thời gian, thuốc men, giúp cho bệnh nhân hoàn toàn có khả năng kiểm soát được bệnh hen, đem lại cho bệnh nhân một cuộc sống bình thường, sống có ý nghĩa, đem lại cuộc sống vui tươi, hạnh phúc cho gia đình bệnh nhân và toàn xã hội, đó chính là tính ưu việt của phương pháp này.


       - Về xã hội: công trình Ứng dụng GINA trong quản lý và điều trị hen tại tỉnh Tiền Giang được áp dụng vào quản lý và điều trị hen góp phần giảm tử vong, giảm tỉ lệ kịch phát những cơn hen cấp tính, những cơn hen nặng, giúp cho bệnh nhân hen cảm thấy khỏe mạnh bình thường; cảnh báo người dân cách phát hiện và phòng ngừa bệnh hen, cải thiện môi trường sống và làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống; thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi sai lầm đối với bệnh hen cho cả nhân viên y tế lẫn cộng đồng; các cơ quan chức trách quan tâm công tác bảo vệ và cải thiện môi trường sống


       Chương trình quản lý hen theo GINA góp phần giảm tử vong, giảm tỉ lệ kịch phát những cơn hen cấp tính, những cơn hen nặng, giúp cho bệnh nhân hen cảm thấy khỏe mạnh bình thường; từ đó giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, tiết kiệm về mặt thời gian, thuốc men, giúp cho bệnh nhân hoàn toàn có khả năng kiểm soát được bệnh hen, đem lại cho bệnh nhân một cuộc sống bình thường, sống có ý nghĩa, đem lại cuộc sống vui tươi, hạnh phúc cho gia đình bệnh nhân và toàn xã hội.


       - Hiệu quả về kỹ thuật: công trình cho thấy các nghiên cứu đã đưa ra những chi tiết kỹ thuật mới, tiến bộ qua việc ứng dụng phương pháp điều trị hen theo hướng dẫn của GINA, một phương pháp tiên tiến nhất hiện nay trong quản lý điều trị hen, đang là phương pháp đáp ứng mọi nhu cầu của bản thân bệnh nhân hen, gia đình bệnh nhân, cộng đồng xã hội cũng như các dịch vụ y tế.


       Qua nghiên cứu công trình, tác giả đề xuất ngành y tế Tiền Giang xây dựng kế hoạch triển khai chương trình Quản lý Hen và COPD cho các Bệnh viện trong toàn tỉnh năm 2015 và những năm sau thông qua kinh phí của ngành và kinh phí Nghiên cứu khoa học ứng dụng của tỉnh.


       Việc mở rộng, phát triển hoặc hoàn thiện công trình đã góp phần cải thiện phương pháp điều trị hen theo GINA cho phù hợp với đặc điểm các nước đang phát triển, thu nhập người dân còn thấp. Đồng thời, tiếp tục phát triển nghiên cứu áp dụng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo hướng dẫn của Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bên cạnh đó, cho thấy vai trò của việc trang bị máy thăm dò chức năng hô hấp là cần thiết, hiệu quả và khả thi.


       Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu, cần có biện pháp áp dụng phương pháp mới để điều trị hữu hiệu cho bệnh nhân hen, sự cần thiết trang bị hô hấp ký hoặc lưu lượng đỉnh kế trong quản lý hen. Động viên bệnh nhân hen an tâm đến điều trị ở các cơ sở y tế gần nhà nhằm giảm tải cho bệnh viện tuyến trên đồng thời nâng cao kỹ năng khám và điều trị hen theo GINA cho nhân viên y tế.

 

 

Ánh Tuyết
Tin liên quan