Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Cần tranh thủ lấy nước ngọt trong tháng 4 để sử dụng đến tháng 6,7
(Ngày đăng: 04/05/2016)

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam vừa có thông báo khẩn cấp số 14/TB/VKHTLMN gửi Tổng cục Thủy lợi và Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh ĐBSCL về việc mặn xâm nhập và lấy nước ở khu vực này.

 

       Theo đó, trong thời gian từ ngày 24/3/2016 đến hết tháng 4/2016, tình hình xâm nhập mặn và khả năng lấy nước (có kể đến xả nước thượng lưu, chưa kể đến gió chướng) được thông báo như sau:


       * Sông Vàm Cỏ:


       Trên sông Vàm Cỏ Tây: độ mặn biến động chậm, phía trên Tân An có thể lấy nước (độ mặn thấp) lúc triều thấp, chân triều. Trong tháng 4 nước ngọt có khả năng ngọt kéo dài đến cuối tháng.


       Trên sông Vàm Cỏ Đông: tại Bến Lức khó có ngọt cho đến hết tháng 4. Phía trên Bến Lức từ 15-20 km có thể xuất hiện nước ngọt cùng kỳ với Tân An.


       * Vùng cửa sông Cửu Long:


       Từ 16-18/3 đến 24-26/4: Mặn tiếp tục biến động nhẹ nhưng không sâu, khoảng 35-45 km có thể lấy nước ngọt khi triều thấp, chân triều.


       Từ 24-26/3 đến 10-11/4: mặn tăng chậm đến vừa, phạm vi cách biển từ 30-45 km có ngọt khi triều thấp, chân triều.


       Từ 12-14/4 đến 23-25/4: Mặn giảm nhanh, nguồn nước ngọt xuất hiện khá dồi dào. Các vùng 25-40 km có thể ngọt (nhất là lúc triều thấp). Sau đó mặn có khả năng biến đổi phức tạp và có khả năng mạnh lên trong tháng 5.


       * Vùng biển Tây (trên sông Cái Lớn, Cái Bé và ven biển)


       Từ 21/3 đến ¾: mặn tiếp tục lên nhẹ


       Từ 4/4 đến hết 15/4: Mặn có khả năng giảm, các vùng từ Gò Quao đến Ngã 3 Nước Trong có thể xuất hiện nước ngọt một số ngày.


       Từ 15-16/4 mặn có thể lên mạnh đến 24-26/4 và kéo dài sau đó.


       Trong tháng 5, mặn có khả năng lên mạnh.


       * Vùng ranh Bạc Liêu – Sóc Trăng (kênh QL-PT)


       Độ mặn trên kênh QL-PH biến đổi phức tạp. Từ cuối tháng 3 đến tháng 5, ranh mặn 4 g/l có thể vượt qua Ngã Năm (Sóc Trăng).


       Như vậy trong tháng 4, các tỉnh ven sông Cửu Long phạm vi cách biển từ 25-40 km sẽ có nước ngọt khi triều thấp, chân triều. Để tận dụng nguồn nước ngọt này, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam để nghị các địa phương tập trung tối đa phương tiện để lấy nước ngọt (để dùng cho cả thời kỳ sau đó đến tháng 6, tháng 7), trong đó đặc biệt chú ý là mở các cống ở các hệ thống ngọt hóa Gò Công, Nam Mang Thít…), bơm,.. khi nước ngọt xuất hiện (thường khi mực nước vừa và thấp). Khi thực hiện việc lấy nước cần kiểm tra độ mặn của nguồn cấp.


       Lưu ý, để phục vụ kịp thời cho sản xuất, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cũng đề nghị các địa phương có các thông tin về tình hình xâm nhập mặn, sản xuất và những yêu cầu khẩn cấp xin gửi về Viện theo email: vkhtlmn@hcm.vnn.vnvkhtlmn@gmail.com Khi cần liên hệ gấp, xin vui lòng gọi tới ông Tăng Đức Thắng (di động: 0913 926 207, email: tdthang.siwrr@gmail.com), ông Trần Minh Tuấn (di động: 0913 888 478, email: tranminhtuan04@gmail.com ).


       Trước đó, ngày 24/2/2016, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phát Thông báo khẩn cấp số 3 về xâm nhập mặn và lấy nước chống hạn ĐBSCL, trong đó đã dự báo về sự xuất hiện nước ngọt (độ mặn < 4g/l) xảy ra trong thời gian từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 3/2016. Cho đến nay, trong thời gian từ 18-24/3/2016, nước ngọt đã xuất hiện như thông báo trên, một số vùng biển trong phạm vi 30-45 km đã lấy nước ngọt.

 

Thành Công
Tin liên quan