Khi đi chợ mua cá, nếu cá còn sống thì không phải bàn đến độ tươi, nhưng trong nhiều trường hợp phải mua cá đã chết, vậy làm thế nào để nhận biết được cá còn tươi hay đã bị ươn hỏng? Sau đây là một số cơ sở khoa học và các dấu hiệu để phân biệt cá đã chết nhưng còn tươi với cá đã bị ươn hỏng. | |
Sau khi chết cá trải qua 4 giai đoạn biến đổi chất lượng là: giai đoạn trước tê cứng (cá rất tươi), giai đoạn tê cứng (cá tươi), giai đoạn mềm hóa (các kém tươi) và giai đoạn thối rữa (cá ươn thối). Độ tươi của cá giảm dần từ giai đoạn trước tê cứng đến giai đoạn thối rữa.
Bộ phận cơ thể | Trước tê cứng (Cá rất tươi) | Tê cứng (Cá tươi) | Mềm hóa (Cá kém tươi) | Thối rữa (Cá ươn thối) |
Da | Sáng bóng tự nhiên, dịch nhớt nhiều và trong suốt. Vảy dính chặt vào da | Sáng, không bóng láng, dịch nhớt hơi đục | Da biến màu, dịch nhớt trắng đục | Da biến màu, dịch nhớt mờ đục. Vảy đã hoặc dễ tróc khỏi da |
Mắt | Lồi, giác mạc trong suốt, đồng tử đen, sáng bóng | Hơi lồi, giác mạc hơi đục, đồng tử đen, mờ đục | Dẹt, giác mạc trắng đục, đồng tử mờ đục | Lõm, giác mạc trắng đục, đồng tử xám |
Mang | Săn chắc | Đỏ nhạt, dịch nhớt trong | Biến màu, dịch nhớt mờ đục | Biến màu, dịch nhớt trắng đục |
Bụng | Không có mùi tanh, có mùi đặc trưng của cá tươi | Hơi mềm | Mềm nhão, hơi trương lên, hậu môn lồi | Vỡ bụng |
Mùi | Có mùi đặc trưng | Mất mùi đặc trưng nhưng chưa có mùi lạ | Có mùi lạ, có thể là mùi chua, khai, hôi thối | Rất tanh và thối |
Cách nhận biết được cá đã chết nhưng còn tươi có thể giúp các bà nội trợ tiết kiệm được chi phí đi chợ, thay vì mua cá còn sống với giá cao có thể mua cá đã chết nhưng còn tươi với giá rẻ hơn mà vẫn đảm bảo có món cá ngon, bổ dưỡng cho gia đình.