Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Tiền Giang: Xây dựng nông thôn mới sau 4 năm nhìn lại
(Ngày đăng: 04/03/2015)

Để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Chương trình) trên địa bàn tỉnh, Tỉnh Tiền Giang chọn 11 xã trên địa bàn tỉnh để tập trung chỉ đạo, hỗ trợ thực hiện làm cơ sở để rút kinh nghiệm và chỉ đạo nhân rộng. Đến nay đã có 04 xã điểm đạt 19 tiêu chí, các xã còn lại đang phấn đấu thực hiện đúng với kế hoạch đề ra.
Bà con xã Tân Thanh tự mở rộng mặt đường và nâng nền hạ để giao UBND xã thi công mặt đường

 

       Công tác tuyên truyền là công tác quan trọng hàng đầu


       Xác định việc thực hiện Chương trình là một nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng, nên ngay từ những ngày đầu triển khai, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và xem công tác tuyên truyền vận động là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, Mặt trận và các đoàn thể ở ở mỗi địa phương. Do đó, để nâng cao nhận thức và kiến thức của nhân dân về Chương trình, các cấp ủy, chính quyền, các ngành, Mặt trận và các đoàn thể ở ở mỗi địa phương đã tổ chức nhiều nội dung tuyên truyền vận động như: Phát động phong trào thi đua “Tiền Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2013- 2015; lồng ghép với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; phát động phong trào thi đua “dân vận khéo” trong Chương trình…; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh; thông tin, tuyên truyền về nông thôn mới qua pa nô, áp pích, biển báo, tờ rơi, thông qua các cuộc họp, hội nghị ở cơ sở, ….


       Những kết quả đạt được bước đầu


       Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã và đang được sự quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp. Nội dung của chương trình là hết sức thực tiễn để giải quyết các bức xúc của nông dân nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được người dân quan tâm và kỳ vọng. Cán bộ quản lý, theo dõi các cấp, nhất là cấp xã được đào tạo, tập huấn các kỹ năng về xây dựng nông thôn mới nên đã từng bước quen dần với công việc được phân công.

 

 

 

Đường giao thông nông thôn kết hợp vườn cây ăn trái tại xã Tam Bình


       Công tác tuyên truyền đã góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về ý nghĩa, mục đích của việc xây dựng nông thôn mới và tự nguyện hưởng ứng tích cực tham gia như hiến đất, đóng góp công sức nâng cấp giao thông nông thôn, các công trình công cộng, tu sữa nơi ở, tường rào, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở xóm, ấp … Qua đó, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá…được quan tâm đầu tư từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh. Sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng được củng cố; cảnh quan, môi trường nông thôn dần được cải thiện. Kết quả xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương đã từng bước hình thành trên thực tế đã làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, lãnh đạo các cấp, nhân dân phấn khởi, tin tưởng và tham ra tích cực; nhiều địa phương (cấp huyện) đã chủ động bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện các tiêu chí theo phân cấp.


       Theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh (Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh), tính đến cuối tháng 12/2014, bình quân số tiêu chí đạt được trên địa bàn tỉnh là 8,79 tiêu chí/xã, tăng 3,32 tiêu chí so với năm 2011. Trong đó số tiêu chí đạt được bình quân tại 11 xã điểm là 16,72 tiêu chí/xã và bình quân 30 xã chỉ đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 là 12,37 tiêu chí/xã.


      
Những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện:


       1. Công tác tuyên truyền mặc dù đã được các sở, ngành, đoàn thể tỉnh và các địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên, việc tuyên truyền vận động chưa được thực hiện thường xuyên, nội dung chưa thật sự phong phú nên vai trò chủ thể của người dân trong quá trình thực hiện chưa được phát huy cao, một bộ phận cán bộ và nhân dân còn biểu hiện tư tưởng trông chờ, ỷ lại; sự chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới đã được phát động nhưng việc thể hiện bằng hành động cụ thể còn hạn chế; tại nhiều địa phương rất coi trọng và nặng nề về việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chưa tập trung cao cho khâu tổ chức chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện môi trường nông thôn...


       2. Bộ máy quản lý, điều hành, giúp việc tuy đã được thành lập ở các cấp nhưng chưa có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện chương trình; công tác theo dõi báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện chương trình của các sở, ngành, địa phương chưa thường xuyên và kịp thời nên việc tổng hợp, xử lý thông tin của Thường trực Ban Chỉ đạo gặp nhiều khó khăn.


       3. Tiến độ thực hiện các tiêu chí còn chậm, một số tiêu chí đã đạt chuẩn nhưng chưa bền vững; nguồn nhân lực phục vụ chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới còn thiếu và yếu, việc huy động nguồn vốn lồng ghép và ngân sách địa phương phân bổ cho các xã thực hiện Chương trình còn rất hạn chế và khó khăn; nhiều địa phương còn thụ động trong chỉ đạo, quản lý xây dựng nông thôn mới; nhất là chưa huy động hết tiềm năng nội lực trong nhân dân, vẫn còn tư tưởng làm thay cho dân, chạy theo thành tích, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.


       4. Các địa phương chưa chủ động nghiên cứu, đề xuất các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả để góp phần thực hiện giải quyết được việc làm, góp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn một cách bền vững; nhất là các mô hình, dự án có tính chất hỗ trợ, chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.


       5. Việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các công trình theo thiết kế mẫu và áp dụng quy định về quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn áp dụng cơ chế đặc thù thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chưa được các địa phương triển khai thực hiện nên chưa tiết kiệm được chi phí đầu tư; việc vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ bằng kinh phí, vật liệu; giao khoán vật liệu, công lao động để người dân tự thực hiện theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” chưa được các địa phương thực hiện đúng theo quy định.


       Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiển chỉ đạo điểm:


       1. Nơi nào các cấp uỷ Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể tích cực quan tâm chỉ đạo, cán bộ đảng viên tâm huyết và gương mẫu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới thì nơi đó phong trào xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao.


       2. Khó khăn nhất trong xây dựng nông thôn mới là nhận thức, do vậy nơi nào coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu rộng trong nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia thì phát huy cao nội lực của cộng đồng góp sức xây dựng nông thôn mới.


       3. Tuỳ theo tình hình thực tế của từng địa phương để huy động các nguồn vốn vừa đảm bảo được mục tiêu, vừa huy động được sức dân và nguồn vốn khác của địa phương. Đề cao trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng, chủ động lồng ghép các chương trình, lựa chọn những dự án cần ưu tiên, phù hợp với điều kiện thực tế; nguồn kinh phí để thực hiện chương trình sẽ có tính thực tiễn và hiệu quả hơn, người dân thể hiện vai trò nhiều hơn.


       4. Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn, do vậy cần nhận thức và hành động đúng về xây dựng nông thôn mới: 19 tiêu chí là mục tiêu, xây dựng cơ sở hạ tầng là tiền đề, phát triển sản xuất là gốc, lợi ích của người dân là động lực và sự tham gia của cộng đồng dân cư là quyết định thành công.


       Giải pháp trong thời gian tới


       Nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới và sớm hoàn thành mục tiêu mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đề ra đến năm 2015, theo Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh cần tập trung thực hiện đồng thời và có hiệu quả các giải pháp như sau:


       1. Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, thông tin có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và các tần lớp nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẻ về nhận thức, hành động, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng nông thôn mới. Coi công tác vận động, tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, Mặt trận và các đoàn thể ở ở mỗi địa phương. Phải xác định xây dựng nông thôn mới không phải là một hình thức đầu tư của nhà nước; phương châm thực hiện là dựa vào nội lực của người dân địa phương là chính; khơi dậy tính tích cực, tự giác của cộng đồng, các thành phần kinh tế xây dựng nông thôn mới với sự hỗ trợ của nhà nước. Thường xuyên cập nhật, thông tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này.


       2. Tiếp tục kiện toàn và nâng chất lượng hoạt động của bộ máy chỉ đạo, điều hành và giúp việc các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách ổn định theo dõi thực hiện chương trình, nhất là cấp huyện, xã theo quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai đồng bộ các nội dung giải pháp nhằm hỗ trợ cho các địa phương thực hiện đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.


       3. Về xác định các nguồn vốn: ngoài nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và ngân sách tỉnh; tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành tỉnh có liên quan tăng cường thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác hỗ trợ có mục tiêu khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn cho các xã xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đề ra; đồng thời tăng cường huy động các nguồn vốn của cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức khác trên địa bàn tham gia đóng góp thực hiện chương trình.


       4. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, cần lựa chọn các vấn đề bức xúc trên từng địa bàn để tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến rõ rệt, trong đó chú trọng phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu cấp xã, trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống hàng ngày của người dân (giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, môi trường, an ninh nông thôn...). Xây dựng và thực thi các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất các nông sản chủ lực có tính cạnh tranh cao và đời sống cho người dân ở nông thôn.

 

 

Nguyễn Thanh Lâm
Tin liên quan