Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Trời càng lạnh, bé càng khò khè
(Ngày đăng: 06/02/2015)

Tối ngày 28-01-2015, bé Nguyễn Thanh S, 27 tháng, nhà ở xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang, vào viện vì khò khè, khó thở. Ba bé khai bé đang ngủ, bổng khuya nay cháu ho húng hắn, rồi từ từ cháu khó thở, thở khò khè ngày càng nhiều như tiếng ngày ngủ, nên vội đưa vào bệnh viện.
Bé Nguyễn Thanh S, nhập viện vì khò khè, khó thở
  
       Bác sĩ khám cho cháu thấy cháu bị thở mệt, co lõm ngực, thờ khò khè, môi hơi tím, nên chẩn đoán là cơn suyễn nặng và khẩn trương cấp cứu cho cháu S. Sau vài giờ thì cháu thấy khỏe hơn. Khi bác sĩ hỏi ba của cháu về các bệnh trước đây, ba cháu cho biết là bé bị khò khè nhiều lần rồi, nhưng lần này là nặng nhất.
          Về chuyên môn, khò khè có nhiều nguyên nhân như suyễn (hen), viêm tiểu phế quản, viêm phổi, dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản,… Trong bệnh suyễn, những bé có cơ địa bẩm sinh hen phế quản rất dể khởi phát cơn khò khè khi môi trường thay đổi như tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi khói, nấm móc, phấn hoa, lông thú. Riêng không khí lạnh đột ngột rất dễ làm bé lên cơn suyễn. Không khí lạnh sẽ kích thích các thụ thể cảm giác ở đường hô hấp, họat hóa phản xạ co cơ trơn phế quản, làm hẹp lòng phế quản, không khí lưu thông qua chổ hẹp tạo nên tiếng khò khè như tiếng rít của gió lùa qua cửa sổ họăc như tiếng ngáy. Nếu không xử trí sớm bằng thuốc giản phế quản thì phản ứng viêm sẽ xảy ra và làm trầm trọng thêm sự chít hẹp và phù nề phế quản làm bệnh nặng hơn, như trường hợp của bé S.
          Trong điều trị bệnh suyễn, vấn đề điều trị dự phòng là chính. Bệnh suyễn ngày nay hoàn toàn kiểm soát được, bé sẽ hòa nhập vào cuộc sống sinh hoạt bình thường như bao đứa trẻ khỏe mạnh khác. Bà con biết rằng nếu bệnh suyễn chỉ điều trị cắt cơn thôi, nhưng không được quản lý, theo dõi và điều trị dự phòng thì bệnh ngày càng nặng thêm, phế quản có thể tổn thương vĩnh viễn. Do đó nếu cháu bị suyễn, bà con mình cần đưa đến cơ sở y tế, khám và tái khám định kỳ, ngoài việc ngừa cơn, bà con cần để cháu tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khởi phát cơn suyễn như đã kể ở trên. Trong mùa lạnh cần giữ ấm vùng cổ ngực của bé, không cho cháu ra ngoài trời vào sáng sớm nếu không cần thiết.
 
BS. Nguyễn Thành Úc
Tin liên quan