Chúng ta đều biết nôn ói là triệu chứng phổ biến khi mang thai nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết cách hạn chế căn bệnh này. Ăn uống trong thời kỳ mang thai là nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo “mẹ tròn, con vuông | |
Ảnh: minh họa |
Theo nghiên cứu của các bác sĩ khoa sản, nôn ói là một trong những dấu hiệu của chứng ốm nghén (bệnh buổi sáng) và phổ biến nhất trong ba tháng đầu mang thai. Triệu chứng này tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn lại hoàn toàn có thể hạn chế được bằng cách truyền dịch, tập luyện thể thao đều đặn và bổ sung những loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn hàng ngày.
Thực hiện chế độ ăn BRAT
BRAT là viết tắt của Bananas, Rice, Applesauce and Toast tức là chuối, gạo, nước táo và bánh mì nướng. Đây được coi là chế độ ăn ‘nhạt nhẽo’ – không bao gồm chất béo sẽ giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn đáng kế khi mang thai. Chế độ ăn này cũng thường được áp dụng cho những bệnh nhân có vấn đề về tiêu hóa đặc biệt là tiêu chảy.
Gừng
Gừng là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến để chữa ốm nghén, nôn ói cho bà bầu. Loại thực phẩm này giúp loại bỏ việc tăng cường tiết dịch nước bọt và dịch tiêu hóa. Gừng có thể được chế biến dưới dạng viên kẹo ngậm, pha chế trong thực phẩm ăn hàng ngày hoặc các loại trà gừng cũng rất tốt.
Nước
Cung cấp cho cơ thể đủ nước là việc làm quan trọng trong thời gian mang thai để chống táo bón và tăng lượng máu, phương tiện vận chuyển ôxi và dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Phụ nữ mang thai nên uống một ly nước trong thời gian giữa các bữa ăn chính và phụ. Ngoài ra, nên uống thêm các loại đồ uống bổ dưỡng, đặc biệt là nước hoa quả và sữa.
Cùng với việc bổ sung trà gừng, bạn nên uống nhiều nước để bổ sung lượng nước đã mất do nôn ói. Bên cạnh đó, nước cũng có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm triệu chứng buồn nôn. Bà bầu nên uống đủ từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước.
Trà bạc hà
Nhai trực tiếp lá bạc hà tươi, uống trà bạc hà hoặc ăn kẹo bạc hà đều có tác dụng hữu hiệu trong việc chống nôn ói do ốm nghén. Bạn không nên cho nhiều đường vào trà bạc hà, tốt hơn hết là chỉ dùng với liều lượng loãng hoặc không có (nếu bạn vẫn có thể uống). Bạc hà không chỉ là phương thuốc hay trị ốm nghén mà còn làm dịu dạ dày rất tốt.
Quả hạnh nhân
Quả hạnh nhân rất tốt cho bộ phận tiêu hóa và là phương thuốc chống nôn ói hiệu quả. Bên cạnh đó, loại hạt này còn rất giàu protein, sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bạn dù bạn có bị nôn ói không thể ăn được những loại thực phẩm khác.
Ảnh: minh họa.
Ăn vừa đủ và đúng lúc
Trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ cần thêm 55.000 calo để cho ra đời một em bé khỏe mạnh. Con số 55.000 có vẻ nhiều, nhưng nếu chia ra thì trung bình mỗi ngày trong hai quý sau của thai kỳ, bà bầu chỉ cần thêm 300 calo (tương đương với một ly sữa không béo, một lát bánh mì và một quả táo).
Việc bổ sung calo không quan trọng trong quý đầu vì thời gian này, dù bạn có ăn thêm bao nhiêu thì kích thước của em bé cũng không lớn hơn một hạt đậu. Ngược lại, việc bổ sung thêm vitamin và khoáng chất lại vô cùng cần thiết.
Vì vậy, trong thời gian mang thai, bạn nên ăn nhiều các loại hoa quả có màu sặc sỡ, rau, đậu, ngũ cốc nguyên cám và sữa không béo.
Ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi
Canxi giúp cứng xương cho bé và ngăn ngừa mất xương cho mẹ. Nó còn giúp phòng chống cao huyết áp do mang thai và đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thần kinh và cơ bắp.
Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần tối thiểu 1000mg canxi. Để đáp ứng đủ con số này, bạn nên uống 3 ly sữa không béo hoặc sữa đậu nành bổ sung canxi mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai và cho con bú.
Chú ý đến các thực phẩm nhiều chất sắt
Các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt gà không da, cá, đậu… là nguồn cung cấp sắt quan trọng trong bữa ăn. Sắt có vai trò then chốt trong việc duy trì đủ lượng ôxi cung cấp cho thai nhi, đảm bảo sự phát triển bình thường của bé trong bụng mẹ và phòng ngừa sinh non.
Thế nhưng, nó cũng là một trong những chất khó cung cấp đủ cho cơ thể nhất. Lời khuyên dành cho các bà mẹ mang thai là ăn nhiều các thực phẩm giàu sắt được nấu trong xoong, nồi gang và uống thêm viên sắt bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bỏ qua các món hải sản
Ai cũng biết cá biển là thực phẩm chứa nhiều chất béo omaga 3, cần thiết cho sự phát triển não bộ và thị giác của bé. Mẹ khi mang thai ăn nhiều thức ăn giàu omega 3, đặc biệt là DHA (97% omega 3 ở não là DHA) thì con sinh ra sẽ có chỉ số IQ cao hơn khi trưởng thành. Omega 3 còn giúp ngăn ngừa sinh non.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, cá biển bị ô nhiễm thủy ngân, một kim loại độc ảnh hưởng đến thần kinh. Thông tin này khiến nhiều bà mẹ hoang mang và tẩy chay cá biển cũng như các loại hải sản nói chung.
Thực ra, làm như vậy sẽ khiến em bé bị thiệt thòi vì không được cung cấp đủ DHA. Để hạn chế nhiễm độc thủy ngân từ cá biển, chỉ cần ăn không quá 350gr một tuần và nên tránh ăn một số loại như cá nhám, cá kiếm, cá thu và cá đầu vuông chứ không nên loại bỏ hoàn toàn cá và các loại hải sản khác khỏi bữa ăn hàng ngày.
Tăng cân quá nhiều
Tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến nhiều vấn đề cho cả mẹ và bé như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, thai lưu, sinh quá non hoặc phải sinh mổ. Ngoài ra, tăng cân nhiều còn khiến mẹ bị béo phì sau khi sinh.
Trọng lượng tăng thêm tối ưu đối của phụ nữ mang thai phụ thuộc vào thể trạng và cân nặng lúc bình thường của mỗi người. Nhìn chung, mức tăng trung bình thường từ 11kg đến không quá 16kg. Những người vốn đã dư cân thì khi mang thai không nên tăng quá từ 7 đến 11kg. Những người gầy, nhẹ cân thì cần tăng thêm từ 13 đến 18kg, tùy theo chiều cao.
Thời gian tăng cân cũng là một tiêu chí để đánh giá sức khỏe của bà mẹ mang thai. Trong quý đầu, chỉ cần tăng nhẹ từ 1 đến 2kg (có thể tăng nhiều hơn cao, gầy hoặc hoạt động nhiều và tăng ít hơn nếu bạn vốn đã dư cân, thấp, hoặc ít đi lại). Trong hai quý sau, bạn nên tăng thêm từ 350 đến 450gr mỗi tuần. Nếu tăng cân nhiều và đột ngột, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.