Công trình do Tiến sĩ Trần Văn Đan và cộng sự thuộc Viện Nghiên cứu Thuỷ sản (Bộ Thuỷ sản) đã nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cá bớp mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần bảo tồn loài cá quý này. | |
Công trình do Tiến sĩ Trần Văn Đan và cộng sự thuộc Viện Nghiên cứu Thuỷ sản (Bộ Thuỷ sản) đã nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cá bớp mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần bảo tồn loài cá quý này.
Quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá bớp nói trên đạt các tiêu chí cụ thể: Nuôi vỗ thành thục 92% cá cái và 98% cá đực, 66% cá tham gia đẻ trứng, 91% nở thành cá bột, 30-35% thành cá hương và 20,4% thành cá giống. Công trình có tính sáng tạo mới là bằng cách thay đổi phương pháp cho cá đẻ, và sử dụng lọc nước tuần hoàn trong bể ương để nâng cấp hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Hiện đã có một số đơn vị thuộc các trung tâm khuyến ngư, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân của các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng đã triển khai áp dụng quy trình thành công và mang lại hiệu quả cao.
TS. Trần Văn Đan, Chủ nhiệm công trình, cho biết: Cá bớp (Botstrichthys sinensis lacépede) là loài cá bản địa có giá trị kinh tế cao, phân bố tập trung ở vùng cửa sông ven biển và vùng rừng ngập mặn nước ta. Đây là loài cá quý được ghi trong Sách đỏ cần được bảo vệ. Sau khi đưa quy trình công nghệ này vào ứng dụng trong thực tiễn, đã thu lại hiệu quả kinh tế, cũng chính là tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn nhất là lao động nữ, mở rộng sản xuất của nghề nuôi trồng thuỷ sản, giảm thiểu tệ nạn xã hội. Quy trình công nghệ này có vốn đầu tư thấp, ít rủi ro và rất thích hợp cho vùng đất ngập mặn ven biển, đặc biệt góp phần phát triển nguồn lợi tự nhiên của loài cá bớp.