Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thực chất việc giám sát và phản biện xã hội là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Để đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thể hiện một cách đứng đắn, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân, cần mở rộng thực hiện phản biện xã hội, đảm bảo phù hợp thống nhất ý Đảng và lòng dân. Mặt trận Tổ quốc lả người đại diện quyền làm chủ của nhân dân, có nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng và có vai trò tham gia giám sát và phản biện xã hội. | |
Phản biện xã hội được hiểu là công việc xem xét, đánh giá chất lượng một công trình khoa học, một đề án về phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời cũng là hoạt động cung cấp thông tin, tư liệu, cùng các ý kiến phân tích, đánh giá đảm bảo mang tính khách quan và khả thi, đề xuất chính kiến về những vấn đề có ý kiến còn khác nhau, kiến nghị, bổ sung những nội dung, giải pháp cho phù hợp với mục tiêu của đề án đã nêu ra. Vì vậy không có phản biện sẽ không tìm rõ được chân lý, không phản biện sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Với tinh thần nội dung nêu trên thì “phản biện xã hội” hoàn toàn không phải là “phản bác” lại đề án đó. Phản biện xã hội được hiểu là trên cơ sở đánh giá, phân tích đề án, có ý kiến đồng tình, chấp nhận và có bổ sung thêm vào đề án đảm bảo tính khoa học và khách quan hơn. Phản biện xã hội ở đây là với tinh thần xây dựng, ủng hộ mặt đúng, mặt tốt, có kiến nghị bổ sung mặt còn hạn chế, đảm bảo sự phù họp với nguyện vọng và lợi ích của đa số nhân dân. Vì vậy hoạt động phản biện xã hội phải đứng trên lập trường vì lợi ích chung của nhân dân, vì lợi ích của toàn xã hội và vì yêu cầu sự phát triển của đất nước.
Mục đích hoạt động phản biện xã hội là làm rỏ chứng cứ khoa học khách quan, mang tính khả thi của đề án. Do vậy trong hoạt động phản biện xã hội phải bảo đảm nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, vô tư, khách quan, đối thoại thắng thắn, không có bất kỳ một áp lực nào. Đồng thời cần hiểu đúng tinh thần phản biện xã hội không mang tính chất thẫm định cuối cùng, đây chỉ là ý kiến đề nghị có cơ sở khoa học, với những chứng cú quan trọng, để giúp cho cơ quan có thẩm quyền, có thêm nguồn thông tin tham khảo, để xem xét lại nội dung của đề án, trước khi ra quyết định cuối cùng phù họp và đạt hiệu quả cao.
Để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc tham gia phản biện xã hội đạt hiệu quả, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Vấn đề quan trọng là Mặt trận Tổ quốc phải quan tâm xây dựng và huy động được một đội ngũ cán bộ có trình độ, có lập trường chính trị vững vàng, có kiến thức, có kinh nghiệm, có chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức cách mạng, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh.
Thiết nghĩ trong quản lý nhà nước, khi chuẩn bị ban hành các chủ trương hoặc đề án về phát triển kinh tế xã hội … có liên quan đến sản xuất và đời sống của dân cư, cần mở rộng sự tham gia phản biện của Mặt trận Tổ quốc và lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, để có thêm nguồn thông tin bổ ích, những căn cứ khoa học để tham khảo là cần thiết, đảm bảo cho mọi chủ trương ban hành phù hợp với lợi ích của nhân dân và thúc đẩy sự phát triển của đất nước được bền vững.