Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Lễ phát động Chương trình "Ứng dụng công nghệ sinh thái để quản lý dịch hại trên ruộng lúa"
(Ngày đăng: 04/12/2013)

Vừa qua, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam kết hợp với Công ty phân bón Bình Điền tổ chức Lễ phát động chương trình "Ứng dụng công nghệ sinh thái để quản lý dịch hại trên ruộng lúa" với sự tham gia của đại diện các Chi cục bảo vệ thực vật tại 22 tỉnh, thành phía Nam và các nhà khoa học đầu ngành.

Chương trình ứng dụng công nghệ sinh thái để quản lý dịch hại trên ruộng lúa khởi động đầu tiên ở Tiền Giang (Mỹ Thành Nam - Cai Lậy, Hậu Mỹ Trinh - Cái Bè) từ năm 2009, kế đến Long An, sau đó  phát động nhân rộng khắp 22 tỉnh, thành phía Nam với mục đích sử dụng côn trùng có lợi khống chế côn trùng gây hại bằng cách trồng những loại hoa có màu sắc sặc sỡ (cúc dại, soi nhái, hướng dương, trâm ổi, đậu bắp, mè...) dọc theo bờ ruộng.

Đến tháng 11/2013 đã có 131 xã, 65 huyện thuộc 16 tỉnh, thành thực hiện thành công. Điển hình là Tiền Giang, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng với tổng diện tích 5.083 ha, 784 hộ nông dân, tổng số 228 mô hình, 689 lớp tập huấn. Trên các cánh đồng áp dụng công nghệ sinh thái, số lượng ong ký sinh và thiên địch tăng lên đáng kể, nông dân giảm chi phí thuốc trừ sâu, năng suất tăng, thu nhập tăng từ 0,9-2,9 triệu đồng/ha/vụ.

Vụ mùa năm 2013-2014, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cùng với lãnh đạo Công ty phân bón Bình Điền phát động chương trình này, nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ giá phân gốc, không lãi suất, mỗi mô hình/tỉnh diện tích 20-50 ha. Ban tổ chức sẽ kiểm tra cụ thể từng mô hình và có hội thi kết quả giữa các tỉnh. Các mô hình đạt giải, Công ty phân bón Bình Điền sẽ hỗ trợ một chuyến tham quan Viện lúa quốc tế (IRRI).

Ths Phan Hà (website Tiền Giang)
Tin liên quan