Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Kỹ thuật gieo hạt hoa lan nẩy mầm trong ống nghiệm
(Ngày đăng: 07/11/2013)

Hoa lan ngày càng phổ biến, là một trong những loài hoa được nhiều người ưa chuộng. Chính vì thế mà loài hoa này nhanh chóng trở thành sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao và chiếm vị trí đặc biệt trên thị trường hàng hóa nông nhiệp. Nhưng hiện tại, nhiều loài hoa lan trong tự nhiên có xu hướng giảm đi do bị ảnh hưởng điều kiện bất lợi của môi trường và nạn khai thác qua mức. Công tác lai tạo giống rất cần thiết giúp duy trì, ổn định tính đa dạng sinh học và cho ra đời những giống hoa lan mới có màu sắc, kiểu dáng mùi thơm ngày càng phong phú, đa dạng.
Hồ điệp là giống lan rất được ưa chuộng hiện nay

         Việc tạo giống mới có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng  phương pháp thụ phấn nhân tạo vẫn cho hiệu quả nhất là tạo con lai F1 thông qua lai hai dòng bố mẹ có tính trạng quí đã được chọn lọc. Sau khi thụ phấn thành công, trái lan chứa các hạt lan lai F1 được tạo thành.

 

 Hạt lan Hồ điệp nẩy mầm sau 30 ngày gieo lên môi trường dinh dưỡng.

            Theo nguyên tắc sinh sống cộng sinh, nấm sẽ cung cấp đường và phân giải các chất hữu cơ khó hấp thu để nuôi cây. Bù lại cây sẽ cung cấp nước, chỗ ở cho nấm.

Vậy là hạt lan rất cần dưỡng chất để nẩy mầm, các phòng thí nghiệm nuôi cấy mô đã tiến hành gieo các hạt lan lên môi trường dinh dưỡng có khoáng chất, đường và hạt lan nẩy mầm với tỷ lệ rất cao. Mỗi loại môi trường dinh dưỡng gieo hạt thích hợp cho từng nhóm lan khác nhau: như môi trường dinh dưỡng Knudson C thích hợp đối với lan Dendrobium, Cattleya. Môi trường dinh dưỡng MS 1/2  hoặc Hyponex (20-20-20)  thích hợp đối với các giống lan đơn thân như Vanda, Phalaenopsis, đường được bổ sung vào môi trường nuôi cấy 30g/l và môi trường được làm đặc bằng agar. Trước khi cấy, môi trường được hấp khử trùng ở 121oC tạm trong thời gian 15 phút.

 

Để gieo hạt được vô trùng cần tiến hành một số bước sau:

          · Trước tiên trái lan được lau nhẹ bằng cồn 70 độ;

· Sau đó nhúng trái lan vào cồn 96 độ cho lém qua lửa ba lần;

· Bổ dọc trái để lộ các hạt nhỏ li ti;

· Cấy hạt lên môi trường dinh dưỡng.

 

Hạt lan sẽ nẩy mầm với tỷ lệ rất cao sau 30 ngày gieo lên môi trường dinh dưỡng. Mỗi trái lan Hồ điệp có thể nẩy mầm cho ra từ 5000-6000 cây con.

 

Hạt lan nhỏ li ti như cám và mỗi trái lan chứa vài ngàn hạt. Khi trái lan chín, nó sẽ nứt ra và hạt lan được phát tán theo gió. Một điều đáng lưu ý là hạt lan rất khó nẩy mầm trong tự nhiên (chỉ nẩy mầm từ 1-2%) do hạt lan không có chứa anbumin, phôi hạt chưa phân hóa và có kích thước rất nhỏ nên không chứa chất dự trữ. Vì vậy trong tự nhiên để hạt lan nẩy mầm nó cần cộng sinh với loại nấm. Có 3 loại nấm cộng sinh trên nhiều giống lan khác nhau được biết như loại nấm Rhizoctonia repéns đặc biệt cộng sinh với các loài hoa lan Cattleya, Laelie, Cypripedium. Giống nấm Rhizoctonia mucoroides sống cộng sinh với giống lan Vanda, Hồ điệp. Giống nấm Rhizoctonia lanuginosa sống cộng sinh với giống lan Vũ Nữ.

 

KS Nguyễn Văn Hiếu Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang
Tin liên quan