Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Quảng cáo
Thống kê
Các ruộng lúa sử dụng thuốc nhiều lần để trừ sâu cuốn lá nhỏ có nhiều nguy cơ cháy rầy và làm giảm năng suất lúa
(Ngày đăng: 24/04/2013)

Rất nhiều nông dân công nhận rằng việc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ sớm ở giai đoạn đầu của cây lúa có xu hướng dễ bị rầy nâu tấn công.
Nông dân phun thuốc trừ sâu.
Khi có dấu hiệu một vài lá lúa bị thiệt hại do sâu gây ra, nông dân thường phun thuốc trừ sâu hoặc một số trường hợp phun ngừa theo thói quen. Thuốc trừ sâu thường được sử dụng bao gồm pyrethroids, organophosphates và organochlorines với độc tính cao. Các hợp chất như vậy không chỉ giết sâu cuốn lá mà còn giết cả các động vật ăn thịt, các loài ký sinh và động vật phân hủy chất hữu cơ. Trong thực tế, các hệ động vật thủy sinh, phân hủy chất hữu cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nông dân thường sử dụng các bình xịt có vòi phun không phù hợp tạo giọt nước phun lớn sẽ nhanh chóng trượt khỏi lá đi vào nguồn nước. Động vật thủy sinh là thành phần quan trọng của hệ sinh thái vì chúng cung cấp thức ăn cho thiên địch nhóm ăn thịt.
Rất nhiều nông dân công nhận rằng việc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ sớm ở giai đoạn đầu của cây lúa có xu hướng dễ bị rầy nâu tấn công. Chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát 148 nông dân tại 3 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long trên các chân ruộng xảy ra cháy rầy nghiêm trọng đã được quan sát thấy ở mùa vụ trước, Tiền Giang, Đồng Tháp và Long An. Hai phần ba (66,9%) của các ruộng đã xảy ra cháy rầy từ 45 ngày sau khi sạ đến lúa chín, năng suất mất trung bình 1.225 kg/ha. Các ruộng cháy rầy có phun thuốc trừ sâu cao hơn đáng kể (4,44 lần) và sản lượng thấp hơn (5,45 tấn/ha) so với những ruộng không có cháy rầy (1,67 lần và 6,45 tấn/ha, tương ứng).
 
Bảng 1: So sánh số lần phun thuốc và năng suất giữa các ruộng có và không có cháy rầy tại Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp

 
Ruộng bị cháy rầy
N = 99
 Ruộng không bị cháy rầy
N = 49
Giá trị F
Trung bình 
Khoảngtincậy (95%)
Trung bình
Khoảngtincậy 
    (95%)
Số lần phun TTS
    4.44
   4.14 – 4.74
   1.67
0.95 – 2.28
45.9**
Năngsuất (tấn/ha)
    5.45
   5.18 – 5.72
   6.45
6.12 – 6.78
19.7**

** Mức độ ý nghĩa p = 0.01.
  
Ba phần tư (75%) trong tổng số 148 ruộng có phun thuốc để trừ sâu cuốn lá nhỏ thì có 86,5% ruộng xảy ra cháy rầy. Trong khi các ruộng không phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ chỉ có 8,1% xảy ra cháy rầy (Bảng 2). Các gốc thuốc pyrethroid, organophosphate, carbamates và neonicotinoid thường được nông dân sử dụng để trừ sâu cuốn lá nhỏ.
Bảng 2: Phần trăm các ruộng có và không có sử dụng thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ bị cháy rầy ở Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp

 
Phòngtrừsâucuốnlá nhỏ 
   Ruộng bị cháy rầy 
            N = 99
       Ruộng không bị cháy rầy
       N = 49
        Số ruộng
     Xác suất %
       Số ruộng
      Xác suất %
Không có
    3
  8.1%
  34
91.9%
  96
86.5%
  15
13.5%

 Cuộc khảo sát cho thấy các ruộng sử dụng thuốc để trừ sâu cuốn lá nhỏ khoảng 10 lần thì rất dễ bị cháy rầy (86,5%) hơn so với những ruộng không sử dụng thuốc trừ sâu (8,1%). Các ruộng được sử dụng nhiều thuốc trừ sâu 75% trong số đó có lần phun thuốc đầu tiên trong vòng 1- 40 và sau 40 ngày sau khi sạ đều xảy ra cháy rầy. Các ruộng còn lại chiếm 25% không phun bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào thì có 8,1% ruộng bị cháy rầy.
 
Bảng 3. Các ruộng được phun thuốc trừ sâu lần thứ 1 trong vòng 1- 40 ngày sau khi sạ (54,7%) là dễ bị cháy rầy nhất, trong số này chiếm 91,4% ruộng bị cháy rầy. Khoảng 20% số ruộng có phun thuốc lần đầu tiên sau 40 ngày sau sạ thì có 73,3% trong số đó bị cháy rầy. Dữ liệu cung cấp thêm bằng chứng rằng phun thuốc trừ sâu sớm trong vòng 1- 40 ngày sau sạ để phòng trị sâu cuốn lá nhỏ sẽ phá hủy các dịch vụ sinh thái thiết yếu mà dịch vụ này có vai trò kiểm soát sự xâm nhiễm của rầy nâu trưởng thành di trú đến ruộng. Giảm phun thuốc trừ sâu sớm trong vòng 1-40 ngày sau sạ là một thành phần quan trọng trong việc ngăn ngừa rầy nâu tấn công gây cháy rầy.
Bảng 3: Mối quan hệ giữa lần phun thuốc trừ sâu đầu tiên và cháy rầy 
 
% Ruộng
% Ruộng cháy rầy
Ruộng không phun thuốc sâu
   25.0%
     8.1%
Ruộng phun thuốc sâu lần đầu tiên trong vòng từ 0-40 ngày sau sạ
   54.7%
   91.4%
Ruộng phun thuốc sâu lần đầu tiên sau 40 ngày sau sạ
   20.3%
   73.3%
Vì vậy trong các hệ sinh thái ruộng lúa được phun thuốc sớm ở giai đoạn đầu của cây lúa luôn đặt trong tình trạng dễ bị tổn thương, thiếu khả năng đề kháng chống lại rầy xâm nhiễm hoặc thiếu khả năng điều tiết quần thể rầy. Cho nên rầy xâm nhiễm vào các ruộng này, có một xu hướng cao cho rầy phát triển theo cấp số nhân dẫn đến bộc phát. Rầy xâm nhiễm vào ruộng là ngẫu nhiên và thường thấy rầy gây thiệt hại từng chòm và phân bố không đều. Trong hầu hết các trường hợp, các ruộng lúa phun thuốc sớm dễ bị tổn thương nhưng có thể “thoát khỏi” sự thiệt hại của rầy vì mật số rầy thấp không đều khắp, áp lực rầy không cao. Phun thuốc trừ sâu cuốn lá sớm ở giai đoạn đầu của cây lúa với các loại thuốc trừ sâu có độc tính cao, ruộng lúa có nguy cơ xâm nhiễm rầy và do đó làm hại nhiều hơn lợi./.

 

- Lê Quốc Cường, Hồ Văn Chiến Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam . K.L. Heong- Viện Nghiên Cứu lúa Gạo Quốc Tế (IRRI)
Tin liên quan